Ảnh minh họa: ST |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại phiên dịch đây
Ảnh minh họa: ST |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại phiên dịch đây
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, có xu hướng lây lan nhanh, rộng trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Tính đến ngày 29/2, thế giới đã ghi nhận hơn 85.000 ca tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 2.920 trường hợp tử vong.
Một số quốc gia có số mắc cao như Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy và Iran. Do đó, nguy cơ cao dịch bệnh Covid-19 sẽ tiếp tục xâm nhập vào nước ta và có thể ghi nhận trường hợp mắc mới trong thời gian tới.
Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc cách ly y tế đối với người nhập cảnh về từ các vùng dịch. Cụ thể, tất cả người nhập cảnh từ các quốc gia đang có dịch (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy, Iran) phải thực hiện việc khai báo y tế và kiểm dịch y tế tại cửa khẩu. Những người có dấu hiệu sốt, ho, khó thở được chuyển ngay tới các cơ sở y tế để cách ly và thực hiện xét nghiệm.
Tại các cơ sở cách ly tập trung, căn cứ tờ khai y tế và các biện pháp nghiệp vụ tiến hành phỏng vấn để xác minh trường hợp, áp dụng các hình thức cách ly cho phù hợp.
Việc xác định địa chỉ lưu trú tại quốc gia đang có dịch của người nhập cảnh vào Việt Nam phải được gia đình, đối tác làm việc tại Việt Nam xác định và cam kết khi về địa phương, nơi làm việc phải được tiếp tục theo dõi sức khỏe.
752 người từ Hàn Quốc, Trung Quốc về nước được cách ly tại Trường quân sự, Bộ Tư lệnh thủ đô, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh: Võ Hải. |
Theo Bộ Y tế, xác định trường hợp nhập cảnh từ quốc gia đang có dịch (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy, Iran) để áp dụng các hình thức cách ly cụ thể. Các trường hợp đến, đi qua vùng dịch hoặc tiếp xúc gần với người có biểu hiện (sốt, ho, khó thở), phải cách ly tập trung.
Người đến, đi qua các khu vực không thuộc các vùng dịch, sẽ cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Đối với tổ bay, các hãng vận chuyển hàng không áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân và tự theo dõi sức khỏe tại nơi làm việc hoặc nơi lưu trú. Nếu có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đến ngay các cơ sở y tế để cách ly, khám, xét nghiệm theo quy định.
Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với mục đích chính thức phiên dịch (sử dụng hộ chiếu ngoại giao, công vụ), cũng phải được giám sát, kiểm tra sức khỏe và cách ly theo hướng dẫn.
Sau khi sàng lọc, những trường hợp không phải cách ly tập trung thì Sở Y tế nơi tổ chức cách ly, lập danh sách và gửi văn bản đến các địa phương người phải cách ly trú để giám sát cách ly tại nhà, nơi lưu trú đủ 14 ngày.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 29/2 ghi nhận 16 trường hợp mắc, đều đã khỏi. 16 ngày nay không ghi nhận trường hợp mắc mới. Số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly là 81 (trong đó có 51 trường hợp mới trong ngày, 30 trường hợp cũ tiếp tục theo dõi. Tổng số người có tiếp xúc gần và đi về từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe là 6.009.
Đây là lần thứ hai trong vòng hai ngày tài khoản Facebook của chị Trần Thị Thu Phương, cán bộ quản lý tại một công ty truyền thông, bị kẻ xấu chiếm quyền sử dụng. Song rất may chỉ sau gần một giờ, Phương đã lấy lại được tài khoản.
Sự cố bắt đầu vào trưa 26/2 khi Phương nhận được tin nhắn messenger từ một người bạn nhờ vào bình chọn cho cháu gái tham dự cuộc thi giọng hát dành cho trẻ em. Phương truy cập vào đường link đính kèm, làm theo chỉ dẫn trong đó có việc điền tên đăng nhập, mật khẩu Facebook trước khi vào bình chọn. Một phút sau, Phương mất quyền sử dụng tài khoản Facebook của mình.
Hacker nhắn tin cho nhiều bạn bè trên Facebook của chị Phương để vay tiền, chuyển vào tài khoản Do Van Tung mở tại ngân hàng ACB. Nhiều người khi nhận được tin nhắn đã gọi điện thoại lại cho Phương để hỏi cụ thể vì bất ngờ, lần đầu tiên nhận được đề nghị vay tiền. Song một cô bạn do nghĩ Phương cần gấp đã chuyển ngay mà không chút nghi ngờ.
Sau vài giờ lấy lại được tài khoản khi nhờ chuyên gia can thiệp, chị Phương phát hiện bị kẻ xấu đổi hết thông tin cá nhân đã đăng ký như email, số điện thoại. Đã sử dụng lại tài khoản bình thường song chỉ hai ngày sau, chị lại bị mất lần thứ hai, nghi do đã không cài đặt xác thực mật khẩu hai lớp.
Phương đoán những kẻ "tấn công" có chủ đích khi nhằm vào chị. Ngôn từ thể hiện trong các tin nhắn trao đổi được các nạn nhân đánh giá là "giống y hệt" nên không ai có thể ngờ. "Tôi rất buồn khi bị lợi dụng uy tín để lừa vay tiền. Mấy ngày nay, tôi mất nhiều thời gian giải thích cho hàng trăm bạn bè trên Facebook về sự cố này", Phương nói.
Không chỉ chiếm đoạt tiền, hacker còn gửi đường link bình chọn chứa mã độc tới một số bạn bè của Phương. Khi nhận được tin nhắn từ Facebook Phương hôm 26/2, chị Trang chút không nghi ngờ, mở ngay đường link để tham gia bầu chọn và cũng bị mất quyền sử dụng tài khoản Facebook. Qua lịch sử tin nhắn trước đó, hacker đã mạo danh Trang để trò chuyện với một số người bạn, trong đó có việc vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại và cả đòi nợ.
Khi nhận được tin nhắn với nội dung "em trả tiền hàng luôn qua tài khoản này cho chị với", một người bạn của chị Trang đã chuyển 60 triệu đồng. Khi biết bị lừa, người này ra ngân hàng vừa chuyển tiền đến để nhờ can thiệp thì được biết sau khi nhận được tiền, chủ tài khoản đã chuyển hết tiền đi. Tổng cộng 6 người bạn của Trang đã bị lừa chuyển 154 triệu đồng.
Giao diện lừa đảo hacker tạo ra để chiếm tài khoản của chị Phương. |
Hiện tượng đánh cắp tài khoản Facebook để lừa tiền diễn ra thường xuyên. Hôm qua, ngày 28/2, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) bắt ba thanh niên quê Quảng Trị đã chiếm quyền điều khiển các tài khoản Facebook của trang cộng đồng người Việt tại Nhật Bản, Singapore bằng cách dò mật khẩu hoặc lập Facebook giả mạo có giao diện giống.
Lấy được thông tin cá nhân, lịch sử trò chuyện của từng chủ tài khoản, những thanh niên giỏi công nghệ thông tin này đã mạo danh gửi tin nhắn cho người thân của họ tại Việt Nam để vay tiền, nhờ mua đồ, mua thẻ điện thoại hoặc gửi tiền sang để đóng học phí... Trong tháng 2, ba nghi phạm đã lừa đảo hàng trăm người với gần 4 tỷ đồng.
Ba nghi phạm bị Công an Thanh Hóa bắt. |
Bộ Công an cảnh báo chủ tài khoản Facebook chỉ nên đăng nhập tài khoản trên website chính thức của Facebook. Người dùng nên cài đặt mật khẩu có yếu tố bảo mật cao và hạn chế sử dụng các thông tin như họ tên, biệt danh, ngày tháng năm sinh để cài đặt mật khẩu; luôn cài đặt mã xác thực hai yếu tố qua điện thoại hoặc hòm thư điện tử tin cậy...
Khi nhận được tin nhắn vay tiền, mua thẻ điện thoại..., bạn cần gọi điện thoại trực tiếp cho chủ tài khoản phiên dịch Facebook để xác minh.
Nhà chức trách cảnh báo, người dùng không nên để công khai số điện thoại, email, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân dùng để đăng ký Facebook; cẩn trọng khi đăng nhập Facebook từ một ứng dụng, "cửa sổ" nào đó mà không phải trình duyệt tin cậy. Bạn đặc biệt cảnh giác với các đường link mà khi mở yêu cầu nhập mật khẩu.
Phạm Dự - Bảo Hà
Văn phòng báo chí Vatican cho biết Giáo hoàng tiếp tục làm việc tại Santa Marta và hôm nay vẫn tiếp đón các khách mời riêng, bao gồm người đứng đầu văn phòng giám mục của Toà thánh Vatican, đại sứ của Giáo hoàng tại Lebanon và Pháp cùng một tổng giám mục Ukraine.
Giáo hoàng đã huỷ hai sự kiện chính được lên kế hoạch, trong đó bao gồm một buổi lễ tại Điện Tông Tòa. Giáo hoàng Francis trước đó dự kiến có bài phát biểu và tiếp đón nhiều tín đồ tại đây.
Giáo hoàng Francis hắt hơi trong buổi Thánh lễ hôm 26/2. Ảnh: Reuters. |
Matteo Bruni, người đứng đầu trung tâm báo chí Vatican, hôm qua thông báo Giáo hoàng Francis đã hủy các lịch trình chính thức và tiếp tục làm việc tại nhà do bị "ốm nhẹ". Bruni cho biết phiên dịch Giáo hoàng vẫn cử hành Thánh lễ buổi sáng như thường lệ và dự thêm cuộc họp tại Saint Martha, nhưng hủy lịch trình khác trong ngày.
Toà thánh Vatican thông báo Giáo hoàng bị ốm nhẹ từ hôm 27/2, khiến ông không thể đến gặp các giáo sĩ Rome và cử hành Thánh lễ sám hối khi bắt đầu Mùa Chay tại thánh đường St John Lateran theo kế hoạch ban đầu.
Giáo hoàng đã bị ho và hắt hơi trong buổi Thánh lễ trước đó một ngày. Tình trạng sức khỏe của ông được thông báo trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng ở Italy, khiến hơn 800 người nhiễm bệnh và 21 người tử vong. Rome báo cáo ba trường hợp nhiễm nCoV nhưng đều đã hồi phục.
Giáo hoàng Francis, 83 tuổi, từng bị cắt một bên phổi và mắc chứng đau thần kinh tọa. Ông rất hiếm khi hủy các lịch trình dù bận rộn.
Ngọc Ánh (Theo NYTimes )
Đọc bài viết về những khó khăn của Vietnam Airlines trong việc 40% máy bay "đắp chiếu" cùng 20.000 lao động bị ảnh hưởng, đặc biệt hơn là xem được video khách sạn Hà Nội hỗ trợ nhân viên 1,5 triệu đồng/ tháng , tôi thấy rất đồng cảm với các bạn. Và hơn bao giờ hết, tôi muốn gửi bài viết này đến những ai đang suy sụp vì virus corona nhằm "xốc" lại tinh thần, để tránh những suy nghĩ bi quan, tiêu cực mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng trước hết, hãy nghe câu chuyện của tôi.
Ba tôi từ Bắc vào Nam, yêu và cưới mẹ tôi được 16 năm thì mẹ tôi mắc căn bệnh ung thư đại tràng. Mẹ mất khi tôi 18 tuổi, bỏ lại ba cha con tôi tự nương tựa vào nhau mà sống. Thuở nhỏ, anh em tôi trải qua tuổi thơ không có thời gian bên cha mẹ. Cả hai người đều đi làm công nhân từ sáng sớm đến tối muộn mới về. Ăn cơm xong, ba mẹ đều chỉ nghĩ đến việc làm việc nhà rồi đi ngủ, mai đi làm tiếp. Thời gian đâu ra mà tâm sự hay kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cổ tích trước khi đi ngủ như trong phim. Có lẽ khoảng thời gian hạnh phúc nhất của ba mẹ tôi là lúc chưa sinh ra đứa con đầu lòng.
Cuộc sống ngày càng khó khăn hơn, và thời gian ba dành cho hai anh em tôi cũng ít hơn sau khi mẹ mất. Ông nhất quyết không lấy vợ mới, và cũng chẳng để ý một ai mặc dù có rất nhiều lời giới thiệu. Suốt ngày cứ cặm cụi đi làm, kể cả ngày chủ nhật để kiếm tiền nuôi anh em tôi ăn học. Cũng từ đó, tôi suốt ngày ôm cái máy tính, ngồi lập trình, còn em tôi muốn học gì thì học, muốn chơi gì thì chơi. Như một truyền thống gia đình, chúng tôi ít tiếp xúc và trao đổi về những khó khăn mà mình gặp phải. Thay vào đó, mỗi người chìm trong một suy tư của riêng bản thân.
Tôi lập gia đình sớm. Năm 22 tuổi, chúng tôi sinh đứa con gái đầu lòng. Tôi chợt nhận ra, mình thật sự làm cha khi con biết cười và mừng rỡ mỗi khi ba nó đi làm về. Có lẽ, vì tuổi thơ thiếu thốn tình cảm gia đình mà từ khi làm cha, tôi càng muốn dành nhiều thời gian bên vợ con mình hơn. Tôi bắt đầu chán ghét cảnh phải đi làm công ty, chán cảnh tăng ca, phấn đấu để lên làm nhân viên cấp cao, mặc dù trước đó, tôi kỳ vọng rất nhiều về "quyền cao chức trọng" trong tổ chức. phiên dịch Thay vào đó, tôi muốn dành nhiều thời gian với gia đình hơn.
Cũng vì chán nản với việc phải đi làm công ty, tôi bắt đầu nhảy việc, trung bình 6 tháng/ lần. Tôi làm đủ mọi nghề, từ một buôn bán mỹ phẩm, lang thang khắp đất Sài Gòn để bán từng cây son; hay kiểm hàng trong một công ty mây tre đan; cho đến làm công nhân lắp đế máy giặt 14 tiếng/ ngày trong nhà máy, thậm chí là một thông dịch viên xưởng trong công ty thuộc da bò gia công xuất khẩu. Tất cả mọi thứ tôi làm, cốt là để học hỏi, mỗi thứ một chút để sau này tự mình ra làm chủ.
Bước ngoặc của tôi là khi hai vợ chồng quyết định từ bỏ công ty một cách thật sự để cùng nhau ra mở... quán ốc. Lúc đó, việc đi làm mỗi ngày 8 tiếng với áo sơ mi đóng thùng, và vốn kiến thức tiếng Anh tự học đã đạt đến "cảnh giới" ... mở miệng ngoại ngữ, với một vị trí cũng gọi là đáng nể khi trong tay kiểm soát công việc của mười mấy anh em công nhân, thật sự đã không còn ý nghĩa với tôi nữa, và tôi cảm thấy ngán đến tận cổ.
Từ việc làm công ăn lương hàng tháng yên ổn, tôi bỏ một số vốn bằng với 4-5 tháng lương để mở quán ốc. Lúc đó, tôi cũng rất sợ, nhưng lại tự nhủ "cứ làm đã, cùng lắm thì quay lại công ty". Ấy vậy mà vợ chồng tôi cũng trụ được hơn một năm trời. Không phải bị áp lực từ cấp trên, không phiền não vì cấp dưới, tự mình làm chủ cuộc sống của mình, vừa được ở nhà với vợ con, vừa bán quán kiếm tiền, lại có nhà để ở, hoàn toàn không bị lỗ. Những lo lắng vẩn vơ trước khi bắt tay vào làm khiến con người ta e sợ, nhưng đến khi làm rồi mới biết "có sao đâu"!
Đó là dự án khởi nghiệp đầu tiên của hai vợ chồng. Đến khi chúng tôi quyết định sinh đứa thứ hai thì bắt đầu từ bỏ quán ốc, bởi đặc thù công việc này là làm khuya quá, không tốt cho việc bầu bì. Tôi quyết định đi bán thịt heo. Lúc này, tôi vấp phải phản ứng dữ dội của ba. "Ăn học cho đã ra, bây giờ ngồi đầu đường xó chợ bán thịt heo!", ba cảm thấy nhục nhã và xấu hổ vì tôi. Thực ra, ba không bao giờ tin rằng, lúc ấy, một tuần bán thịt heo, tôi kiếm được số tiền bằng với một tháng đi làm thông dịch viên tiếng Anh.
Cũng trong khoảng thời gian này, tôi bắt đầu làm quen với chứng khoán bằng số tiền rút ra từ sổ bảo hiểm. Tuy khoản đầu tư này mang lại cho tôi giá trị sinh lời 80% trong vòng một năm (cũng tạm gọi là thành công lớn thời điểm đó), nhưng thứ tôi học hỏi được từ nó có giá trị đáng giá gấp trăm lần. Tôi đầu tư theo trường phái giá trị, nên thường xuyên nghiên cứu lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp mà mình đổ tiền vào, bên cạnh đó cũng đọc rất nhiều về những phong cách lãnh đạo của các vị doanh nhân. Tôi cảm thấy kính nể họ, khao khát muốn được như họ và trên hết, lúc nào cũng hình dung ra một bức ảnh chụp chung với họ trong một sự kiện của những vị doanh nhân nổi tiếng.
Tôi đăng ký học Quản trị kinh doanh - hệ đào tạo từ xa, có lẽ để chứng minh bản thân mình không phải kẻ "đầu đường xó chợ" như ba nghĩ. Nhiều lúc, rãnh rỗi, tôi tự mình tưởng tượng ra một anh chàng đeo chiếc tạp dề lấm lem, trên đầu đội cái nón tốt nghiệp và tươi cười trước ống kính với cái bằng đại học Quản trị kinh doanh. Nghĩ đến thôi mà cũng đã thấy nực cười. Tuy nhiên, tôi chợt nhận ra bản thân mình không giống với những người bán thịt heo ở chợ. Tôi cảm giác được mình giống như "hoa trong đá", "một chú đại bàng nằm trong ổ gà". Không biết, tự bao giờ, trong tôi có một khao khát cực kỳ mãnh liệt. Tôi muốn làm cái gì đó lớn hơn, phục vụ cộng đồng nhiều hơn, và muốn tự mình xây dựng một tổ chức mà nơi đó, con người ta đi làm bằng cả trái tim, nơi đó không có sự đố kỵ, hoài nghi hay ganh ghét nhau.
Hơn một năm bán thịt heo, tôi bắt đầu bị đau lưng, vợ thì đang nằm ổ với đứa thứ hai nên không giúp gì được. Thêm vào đó, ngày ấy heo rẻ, không bán được, tôi bị cạnh tranh bởi những người trải bạt dọc đường bán 100 ngàn/ 3kg thịt. Rồi, tôi lại bỏ nghề bán thịt heo và nộp hồ sơ vào làm cho một công ty con của một tập đoàn bất động sản. Tôi quý tổ chức này bởi văn hóa doanh nghiệp của họ, cách họ đối đãi với nhân viên cũng như khách hàng...
Tuy nhiên, "ở trong chăn mới biết chăn có rận". Sau khi bán xong cho họ, chúng tôi phải đợi hơn tháng trời mới có hoa hồng. Lúc đó, chi phí đâu ra nữa để chúng tôi hoạt động. Trong khi, quy định công ty đặt ra là "3 tháng không bán hàng thì mời nghỉ việc". Đã vậy, phòng kế toán lại còn tìm cách "bòn rút" hoa hồng của chúng tôi dựa vào "thuế thu nhập cá nhân". Nếu ngày đó, tôi không phân tích được cách tính của họ là sai, có lẽ các anh em khác sẽ mất khối tiền.
Bất mãn với những gì mình đã nghe được, đọc được từ truyền thông không phải sự thật. Tôi bắt đầu nghiên cứu bán hàng online. Ban đầu vay mượn chị họ tôi một ít để nhập hàng. Cảm thấy làm được rồi, tôi bắt đầu mờ dần với công việc đi làm bất động sản. Tuy nhiên, lúc này, số vốn kinh doanh online của tôi hoàn toàn là đi mượn. Chính xác là chúng tôi gây dựng shop từ hai bàn tay trắng.
Việc bán online cũng chỉ đủ ăn cho gia đình chứ không có dư, vậy thì biết đến bao giờ mới trả được nợ? Trong khi, đi làm bất động sản, chi phí "cơm đường cháo chợ" rất lớn, mà rủi ro thì khá cao nếu không bán được hàng. Tôi nộp hồ sơ vào làm thêm cho một bách hóa gần nhà, cốt là để lấy tiền lương bù đắp vào chi phí sinh hoạt. Còn cái shop vẫn để vợ tôi ở nhà bán, dư ra thì lại cuộn vào vốn để tăng dần quy mô lên và trả nợ. Tất nhiên, lúc này cũng lại vấp phải phản đối của ba khi đứa con trai của ông hết bán thịt heo rồi lại đi... bán cá.
Tôi làm ở bách hóa được 4 tháng thì shop tự gồng gánh được chi phí gia đình và bắt đầu sinh lời. Tôi quyết định bỏ việc để tập trung cho shop. Tết vừa rồi, chúng tôi đã trả xong gần hết nợ. Chỉ còn lại một ít, hỏi trả nhưng người ta chưa dùng đến nên cho chúng tôi mượn làm tiếp. Tôi dự tính sang năm nay, mình sẽ bắt đầu xây dựng hệ thống nhân viên làm việc từ xa và áp dụng mô hình RESPECT vào việc quản trị. Về mảng marketing, tôi dự tính sẽ PR trên các mặt báo. Khâu vận chuyển thì đẩy qua hệ thống kho hàng từ xa...
Có nên bỏ việc lương 10 triệu đồng về quê lập nghiệp?
Tuy nhiên, điều quan trọng với tôi lúc này là thời gian gia đình bên nhau. Tôi có nhiều thời gian chơi với các con hơn. Còn về công việc, tôi có thể tự mình viết content cho website để tự làm SEO, không phải thuê ngoài. Và càng viết, tôi càng cảm nhận được cuộc sống vì chủ để của tôi lúc này là cách nuôi dạy con cái. Tôi thấy sao mà ánh bình minh đẹp đến thế, sao mà những cánh diều lững thững bay vào mỗi chiều lại thanh bình đến thế.
Chúng ta sinh ra đã là hai bàn tay trắng, chết đi cũng chỉ là trắng tay. Sống trên đời là phải biết phấn đấu. Nhưng không vì thế mà quên đi những giá trị xung quanh, những thứ mà có tiền cũng không bao giờ mua được.Nhưng rồi, corona xuất hiện và chúng tôi ngồi chơi từ Tết đến giờ, không phải vì không bán được hàng mà là không có hàng để bán. Doanh thu không có, chúng tôi phải rút tiền vốn ra bù đắp vào chi phí sinh hoạt gia đình. Mọi kế hoạch kinh doanh hoạt động đều phải tạm gác lại hoặc lùi thời gian. Nếu tình trạng này kéo dài, tôi e rằng chúng tôi sẽ quay lại vạch xuất phát sau hai năm gồng gánh mở shop.
Nếu không chịu nổi những gì đã trải qua, có lẽ giờ đây tôi đã là một anh công nhân bình thường như bao người khác, sáng đi làm, tối muộn mới về, thời gian cho con cái chắc cũng tầm một tiếng đồng hồ rồi đi ngủ. Sẽ chẳng thể nào ngẩng mặt lên nhìn ánh bình minh buổi sáng, chẳng thể nào thả diều cùng con vào mỗi chiều và chẳng thể nào học hỏi hay suy nghĩ cho những ý tưởng kinh doanh của mình.
Hãy thử nghĩ về quá khứ, bạn đã gặp những khó khăn gì và đã tự mình vượt qua thế nào? Bạn có thấy những khó khăn ngày ấy đối với bây giờ rất nhỏ bé không? Ấy vậy mà tại thời điểm đó bạn gần như suy sụp tinh thần vì chúng. Cơn bão virus corona cũng vậy. Đến một lúc nào đó, khi nhìn lại những tháng ngày này, bạn sẽ thấy vấn đề thật nhỏ bé. Bản thân tôi cũng giống như các bạn bây giờ, cũng sợ phải quay lại từ nơi bắt đầu lắm chứ. Thế nên, bài viết này được kể lại nhằm giúp bạn và tôi cùng nhau vượt qua. Hãy sống chậm lại, dừng một chút để ngắm những cánh hoa bên đường, để nghe tiếng chim ríu rít trong những rặng cây và dành thời gian bên những người mà mình yêu thương nhất trong cuộc đời.
Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .
Hoàng Lâm
Chiều 29/2, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP HCM, PGS Huỳnh Thành Đạt cho rằng, môi trường học đường và ký túc xá sinh viên rất dễ lây lan dịch bệnh do tập trung đông người. "Sinh viên đến từ nhiều địa phương khác nhau nên việc kiểm soát dịch bệnh rất phức tạp", ông Đạt nói.
TP HCM hiện có hơn 600.000 sinh viên cao đẳng, đại học và hơn 1,7 triệu học sinh các cấp từ mầm non, tiểu học đến THPT. Riêng khối Đại học Quốc gia TP HCM có hơn 70.000 sinh viên, trong đó 50 người Trung Quốc và hơn 1.000 người Hàn Quốc. Đại học Quốc gia TP HCM đang có một khu ký túc xá với 40.000 chỗ ở tại quận Thủ Đức. "Trường sẵn sàng phối hợp nếu thành phố muốn trưng dụng cơ sở vật chất phục vụ phòng chống dịch khi tình hình diễn biến phức tạp", ông Đạt nói.
Ông Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng. |
Đáp lời ông Đạt, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, việc cho học sinh được nghỉ học hết tháng 3 luôn là quan điểm của lãnh đạo thành phố. Nhưng trước động thái Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố các khung thời gian kết thúc năm học, thi THPT quốc gia, thành phố phải tính toán lại để kịp chương trình. Đây là lý do sáng nay thành phố quyết định cho học sinh lớp 12 chỉ nghỉ đến hết ngày 8/3 .
"Muốn cho lớp 12 nghỉ hết tháng 3 cũng không có thời gian để học bù nữa. Muốn nghỉ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lùi thời gian thi THPT quốc gia", ông Phong nói và cho hay sẽ làm việc với Đảng uỷ khối Đại học phiên dịch cao đẳng TP HCM để thống nhất phương án cho sinh viên nghỉ hết tháng 3 như đề xuất của PGS Huỳnh Thành Đạt.
Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm; học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên đi học từ 2/3. Kế hoạch dạy học phải đảm bảo thời gian kết thúc năm học trước ngày 30/6.
Đến sáng nay TP HCM cho học sinh lớp 12 (kể cả giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên) nghỉ học đến hết ngày 8/3; học sinh mầm non và phổ thông từ lớp 1-11, các trung tâm ngoại ngữ, tin học, dạy thêm, kỹ năng sống nghỉ hết ngày 15/3. Học sinh, sinh viên, học viên khối giáo dục nghề nghiệp nghỉ hết tháng 3.
Jan-Erik Lonnqvist, tác giả nghiên cứu chính và giáo sư tâm lý tại Đại học Helsinki (Phần Lan) nói: "Tôi đã nhận thấy những người có khả năng vượt đèn đỏ, không nhường đường cho người đi bộ, lái xe quá nhanh và ẩu thường là những người lái các loại xe hơi nổi tiếng của Đức".
Nghiên cứu trên gần 2.000 chủ nhân xe, không chỉ hỏi về xe, thói quen tiêu dùng, sự giàu có mà cả những câu hỏi tìm ra đặc điểm tính cách. Qua đó cho thấy, những người đàn ông tự cho mình là trung tâm, cãi vã, bướng bỉnh, chống đối, có khả năng sở hữu xe sang như Audi, BMW, Mercedes-Benz, Porsche.
Nghiên cứu tìm thấy chủ nhân của những chiếc xe sang thường lái xe ẩu, hay lên mặt "ta đây" với chủ xe khác. Ảnh: CNBC. |
Người có tiền đi xe sang là điều dễ hiểu, nhưng những người hách dịch cũng thích xe xịn, bởi "họ coi bản thân đứng trên cao và muốn thể hiện với người khác".
Một nghiên cứu trước đây cũng xác nhận những người lái xe ôtô đắt tiền có nhiều khả năng vi phạm luật giao thông. Hiện tượng này được giải thích rằng sự giàu có ảnh hưởng xấu đến con người, ví dụ, dẫn đến tiêu dùng quá tay và hay mắc các hành vi phi đạo đức.
Nhưng nghiên cứu của giáo sư Lonnqvist cũng tìm thấy, người sở hữu xe sang cũng là người tận tâm, nguyên tắc, đáng kính và ngăn nắp. Bằng phiên dịch việc lái xe đắt tiền, họ muốn gửi đi thông điệp bản thân đáng tin cậy.
Mối liên hệ giữ đặc điểm tận tâm với xe sang đã được tìm thấy ở cả nam và nữ. Ngược lại, mối liên hệ giữa hách dịch và những chiếc xe đắt tiền chỉ được tìm thấy ở nam giới.
Bảo Nhiên (Theo CNBC )
Theo TTXVN , Cơ quan Quản lý và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đã gửi thông tin bệnh nhân này đến Bộ Y tế Việt Nam,
Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, các cơ quan và địa phương liên quan đề nghị tạo mọi điều kiện thuận lợi và tích cực điều trị cho công dân Việt Nam bị nhiễm bệnh.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha hôm qua cho biết chính phủ nước này đang nỗ lực đối phó, khoanh vùng dịch Covid-19 và sẽ " hỗ trợ y tế miễn phí theo tiêu chuẩn WHO đối với công dân Việt Nam tại Hàn Quốc.
Nhân viên y tế di chuyển một bệnh nhân nghi nhiễm nCoV tại bệnh viện Daenam ở huyện Cheongdo, gần thành phố Daegu, Hàn Quốc, hôm 21/2. Ảnh: AFP. |
Hàn Quốc hiện là ổ dịch lớn thứ hai thế giới, với hơn 3.000 ca nhiễm và 17 trường hợp tử vong, tập trung chủ yếu ở thành phố Daegu và quận Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang gần đó.
Khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc. Riêng tại thành phố Daegu là 8.285 người, tại tỉnh Bắc Gyeongsang là 18.502 người, trong đó có 333 người tại quận Cheongdo.
Cục Lãnh sự phiên dịch Bộ Ngoại giao ngày 21/2 khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến các khu vực đang có dịch Covid-19 hoặc có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch. Công dân Việt Nam đang có mặt tại Hàn Quốc được đề nghị thường xuyên theo dõi và tuân thủ hướng dẫn từ cơ quan chức năng sở tại để phòng tránh dịch.
Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 60 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12/2019, khiến hơn 85.000 người nhiễm và gần 3.000 người tử vong.
Ngọc Ánh
Thông
tin
từ
Công an tỉnh Bắc Ninh
cho biết, ngày 28/2, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Tiên Du đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Thịnh (26 tuổi, trú xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) về tội "trộm cắp tài sản".
Theo điều tra ban đầu, anh Nguyễn Mạnh Tùng (43 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có căn biệt thự nhà vườn ở thôn Núi Móng, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du. Do tính chất công việc nên gia đình anh Tùng cư trú tại Hà Nội, căn biệt thự không có người ở trong thời gian dài.
Quan sát và nắm được quy luật sinh hoạt của nhà anh Tùng, Nguyễn Văn Thịnh đã đột nhập, trộm cắp đồ nội thất trong căn biệt thự.
Khoảng 1h ngày 18/2, Thịnh đập vỡ cửa ô thoáng nhà vệ sinh tầng 1 ngôi biệt thự nhà anh Tùng để đột nhập vào trong. Tại đây, gã thanh niên dùng điện thoại chụp lại toàn bộ đồ nội thất trong nhà rồi rao bán trên mạng.
Số nội thất bị thu giữ.
Để tiện cho việc vận chuyển đồ đi tiêu thụ, Thịnh giả vờ mình chính là chủ nhà, đối tượng dùng kìm cộng lực cắt khóa cửa từ bên trong và thay bằng ổ khóa mình mang theo.
Sau khi thỏa thuận được giá cả qua mạng, gã thanh niên cho bên thu mua địa chỉ ngôi biệt thự.
Sáng hôm sau, Thịnh mở cổng cho bên thu mua tháo dỡ, vận chuyển toàn bộ đồ nội thất lên 3 xe ô tô tải chở về Hà Nam tiêu thụ thì bị người dân và lực lượng công an phát hiện, bắt quả tang.
Hiện số toàn bộ tang vật trong vụ án đã bị thu hồi, trao trả cho gia đình bị hại.
Với thủ đoạn tương tự như trên, trong tháng 1/2020, Nguyễn Văn Thịnh còn gây ra 2 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn thôn Đồng Xép, xã Hoàn Sơn.
Bản thân Thịnh là đối tượng không nghề nghiệp, thường xuyên đi lang thang.
Nghiên cứu của CDC thực hiện bằng cách phân tích 72.314 ca mắc ở đại lục, cho thấy hơn 80% bệnh nhân mắc nCoV chỉ có biểu hiện bệnh nhẹ.
Khi đã nhiễm virus, trong các bệnh nhân ở nhóm tuổi 80 trở lên có 14,9% tử vong, các bệnh nhân tuổi 70 là 8%.
Bênhh nhân tuổi 50-59 có tỷ lệ tử vong 1,3%, cao gấp ba lần những người tuổi 40.
Thanh niên lứa tuổi 30 cũng như nhóm từ 10 đến 19 tuổi, tỷ lệ tử vong do virus này là 0,2%. Nghiên cứu không xét đến tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 10 tuổi. Nhóm này cũng chiếm phần rất ít trong tổng số bệnh nhân, ở mức chưa đến 1%.
Số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu này là lớn nhất tính đến nay.
Lý giải về các con số, CDC cho hay tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân 70-80 tuổi là vì hầu hết các cụ có bệnh sẵn. Người mắc bệnh tim bị tăng 10% nguy cơ chết nếu mắc Covid-19, ở người tiểu đường là 7%.
Tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân nam là 2,8%, nữ 1,7%, theo nghiên cứu trên bệnh phiên dịch nhân Trung Quốc. Tỷ lệ tính chung cả hai giới là 2,3%. Các nhà khoa học cho rằng có một số yếu tố lý giải vì sao nam dễ đầu hàng hơn nữ trước nCoV: nữ giới về mặt tự nhiên có đáp ứng miễn dịch tốt hơn nam đối với các lây nhiễm hệ hô hấp; nữ hút thuốc ít hơn nhiều so với nam.
Tổ chức Y tế Thế giới hôm qua khuyến cáo bổ sung, những người trên 60 với các bệnh nền ở tim mạch, hôhấp và tiểu đường dễ tiến triển nặng nếu nhiễm virus, cần tránh khu vực đông người.
Lê Cầm (Theo Hill )
Dịch Covid-19 đang khiến các doanh nghiệp nội địa lao đao, từ khối dịch vụ, thương mại tới sản xuất. Kết quả khảo sát vừa hoàn thành của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, điện tử, ôtô hay dệt may... chỉ còn đủ nguyên liệu sản xuất trong tháng 3 hoặc sang đầu tháng 4.
"Họ sẽ khó có khả năng cầm cự nếu tình hình không sáng sủa hơn vì trữ nguyên liệu cho sản xuất chỉ đủ dùng vài ba tuần tới", ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lo lắng.
Ngoài thiếu nguyên liệu, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất khách, đơn hàng. Họ cũng khó có khả năng giữ những công đoạn của chuỗi giá trị toàn cầu đã dày công xây dựng trong hàng thập kỷ.
"Trong ngắn hạn cần có biện pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp. Các ngân hàng nên cơ cấu lại khoản vay, giãn thời gian trả nợ vay; hay miễn, giãn, giảm thuế cho các doanh nghiệp ở giai đoạn khó khăn về tài chính", Chủ tịch VCCI nói.
Thậm chí ông Lộc còn đề xuất Chính phủ lập một tổ công tác đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, với nhiệm vụ trọng tâm là xử lý dứt điểm 25 điểm chồng chép trong pháp luật kinh doanh, đầu tư; đơn giản hoá ít nhất 20% điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong kiểm tra chuyên ngành.
Công nhân một công ty may tại Thái Nguyên đang cắt vải tạo mẫu, ngày 7/2. Ảnh: Ngọc Thành |
Đồng ý cần có ngay giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trước "cơn bão" Covid-19, tại cuộc họp giữa tuần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách giãn, hoãn tiền thuế, chậm nộp như thế nào để tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chia sẻ với VnExpress , Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết cơ quan này đang rà lại các văn bản, quy định để trên cơ sở đó đưa ra đề xuất với Chính phủ các mức miễn, giảm thuế cụ thể với các đối tượng doanh nghiệp. Dự kiến khoảng 2 tuần nữa những đề xuất cụ thể sẽ được trình Chính phủ.
Nhiều Bộ, ngành khác cũng đã có phương án chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp . Trước thực tế thiếu nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp dệt may, da giày, điện tử..., Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh "lệnh" cho các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tìm kiếm, cung cấp danh sách các nhà phân phối, sản xuất xuất khẩu nguyên phụ liệu và hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối với nhà cung cấp nước ngoài.
Bộ này cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính rà soát các loại thuế, phí, giảm giá BOT, phí cầu đường, phí lưu giữ phương tiện, thuế nhiên liệu bay... với các doanh nghiệp vận tải, để tháo nút thắt cho thương mại biên giới với Trung Quốc. Các hãng tàu, hãng vận tải cũng được đề nghị giảm giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá, phí dịch vụ tại cảng cho các doanh nghiệp sản xuất, logistic.
Còn ở góc độ tiền tệ, đầu tuần này loạt ngân hàng thương mại đã lần lượt tung ra gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại do Covid-19. Đây là động thái sau chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu các ngân hàng thương mại xem xét khoanh nợ, miễn, giãn thời gian trả nợ, cơ cấu lại nợ vay cho các doanh nghiệp đến hết 31/3.
Nhưng khó khăn của doanh nghiệp lúc này, là thị trường, chứ không phải vốn hay thuế, theo ông Lê Xuân Nghĩa – thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia. Ông cho rằng, chính sách tín dụng thời điểm này là cần hỗ trợ cơ cấu lại nợ "đúng địa chỉ", tránh quá đà, mất kiểm soát.
Không cho rằng một gói kích cầu lúc này sẽ là "liều thuốc tránh cho nền kinh tế suy giảm", Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói, "lòng tin chính là động lực, là vaccine giúp ngăn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay".
"Người dân có lòng tin họ sẽ tiếp tục tiêu dùng, phiên dịch không thắt chặt hầu bao, từ đó duy trì được sức mua của thị trường nội địa, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp làm ăn. Doanh nghiệp tin họ sẽ tìm cách mở rộng thị trường, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, thị trường mới", ông nhận xét.
Ông Trần Đình Thiên nói, hỗ trợ doanh nghiệp không phải Chính phủ bơm ra bao nhiêu tiền cứu họ, mà cởi bỏ được nút thắt, điễm nghẽn nào trong cơ cấu kinh tế, quản lý doanh nghiệp. Miễn, giảm thuế hay cơ cấu lại nợ vay cho doanh nghiệp là cần thiết, nhưng chỉ có ý nghĩa tức thời, không thể giải toả hết khó khăn. Về phía doanh nghiệp, nếu chỉ trông chờ vào gói hỗ trợ từ Chính phủ lúc này như "chỗ dựa duy nhất thì không nên".
"Bất kỳ sự hỗ trợ nào cũng chỉ là trợ lực bên ngoài, doanh nghiệp phải có lòng tin vượt qua và vượt lên khó khăn và nhiệm vụ của Chính phủ lúc này là chống dịch hiệu quả để gây dựng lại lòng tin đó", ông Thiên nhấn mạnh.
Nhiều đề xuất hỗ trợ cũng được đưa ra gần đây, thậm chí có ý kiến còn cho rằng Việt Nam cần một gói kích cầu kinh tế, giống các nước đang làm và coi đây là vaccine chống suy giảm kinh tế. Nhưng "vẫn còn quá sớm nói tới một gói kích cầu lúc này", Tiến sĩ Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nói với VnExpress .
Theo ông Thành, trong những trường hợp này chính sách tài khoá nên được ưu tiên hơn là tiền tệ. "Cái doanh nghiệp cần, thực ra lúc nào cũng cần là thị trường. Chính phủ nên xem xét sử dụng công cụ thuế và đầu tư công nhằm hỗ trợ tổng cầu", ông nói.
Đồng tình, Tiến sĩ Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV coi nhiệm vụ ưu tiên số 1 hiện nay là "phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả". Các gói chính sách kinh tế hướng đến hỗ trợ ổn định, khắc phục khó khăn, vượt qua cú sốc về cả phía cung và cầu, cũng như chuẩn bị tốt nhất để tạo đà phục hồi mạnh ngay sau khi dịch bệnh kết thúc.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là dự án lớn, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đã được phê duyệt theo kế hoạch. "TP HCM, Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ rà soát, thanh, kiểm tra các dự án bất động sản để sớm quyết định cho phép triển khai hay không", ông Lực nêu quan điểm.
Anh Minh
Vào ngày 19/2, hình ảnh "ngồi xổm ăn trên mặt đất" đầy cảm động của nữ y tá Trung tâm Y tế thị trấn Điếm Tử, huyện Vân Tây (Hồ Bắc) đã dậy sóng mạng xã hội Trung Quốc.
Theo Nhật báo Hồ Bắc (Trung Quốc), nữ y tá trong ảnh là Giang Thế Nga. Vào sáng ngày 19/2, xe cứu thương chở Giang Thế Nga và các đồng nghiệp đã đi ngang qua nhà cô.
Do 25 ngày liền không về nhà nên hôm đó, cô gọi điện, yêu cầu chồng đưa cậu con trai 9 tháng tuổi xuống dưới nhà để cô có thể nhìn con một lúc. Mẹ chồng cô nhận được tin, cũng vội vã nấu một bát sủi cảo cho con dâu.
Một chiếc xe cứu thương mới được trao tận tay nữ y tá Giang Thế Nga.
Để tránh lây nhiễm virus
corona
, người chồng - mặc nguyên đồ ngủ và cậu phiên dịch con trai chỉ có thể yên lặng ngồi cách khoảng 1m, nhìn cô ăn vội bát sủi cảo.
Trong khi đó, chia sẻ với báo Tân Khoái (Quảng Đông), nữ y tá Giang Thế Nga cho biết, sau khi dịch bệnh xảy ra, cô bắt đầu ở lại bệnh viện từ ngày mùng 2 Tết đến nay, con trai mới 9 tháng tuổi, còn chưa biết nói.
Nữ y tá không dám về nhà, cũng không dám lại gần chồng con nên người nhà chỉ có thể đứng xa xa cách đó nhìn cô ăn, cả khoảng thời gian đó không có bất cứ giao tiếp nào.
Sau khi truyền thông Trung Quốc đăng tải hình ảnh "đoàn tụ bên lề đường" của gia đình cô, có đơn vị muốn gửi tặng cô 10.000 NDT. Tuy nhiên, cô cho biết, cô không muốn tiền thưởng, cô chỉ muốn một chiếc xe cứu thương mới. "
Nó sẽ giúp bệnh viện của chúng tôi vận chuyển bệnh nhân nhanh chóng hơn
".
Sau đó, một chiếc xe cứu thương mới trị giá 20.000 NDT đã được trao tận tay nữ y tá Giang Thế Nga.
Theo tờ Yonhap đưa tin, trong quá trình làm việc để chuyển một bệnh nhân nữ ở độ tuổi 20 đến Trung tâm Y tế Daegu lúc 3h sáng ngày 28/2, giữa cô gái và nhân viên y tế (44 tuổi) đã xảy ra mâu thuẫn. Cô gái này sau đó đã chửi mắng các y tá và nhổ nước bọt vào một nhân viên y tế.
Điều đáng ngại là nữ bệnh nhân đã
làm xét nghiệm ngày 23/2 và được xác nhận dương tính với Covid-19 vào ngày 25 vừa qua
. Ngay sau đó, nhân viên y tế nói trên cũng đã được đưa đi xét nghiệm và cách li. Hành động mất kiểm soát của cô gái đã khiến nhiều người bất bình trong bối cảnh dịch bệnh đang lan rộng tại Hàn Quốc, và Daegu cũng được xem là "tâm dịch" của đất nước.
Một quan chức của công đoàn Dalsung, thành phố Daegu cho hay: "Chúng tôi đang xem xét ý kiến của nhân viên bị bệnh nhân nhổ nước bọt và dự định đưa vụ việc trên ra tòa án vì hành động chống lại nhân viên nhà nước trong khi đang thi hành công vụ".
Đến sáng ngày 29/2, Hàn Quốc xác nhận 594 ca nhiễm dịch vụ biên dịch Covid-19 mới, nâng tổng số bệnh nhân trên toàn quốc lên 2.931 trường hợp. Đây được xem là mức tăng lớn nhất tại Hàn Quốc tính tới thời điểm này.
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc thông báo, trong số đó có đến h ơn 90% trường hợp nhiễm mới từ tỉnh Daegu, tâm dịch của Hàn Quốc, và tỉnh kế cận Bắc Gyeongsang. Ngoài ra, còn có thêm 3 trường hợp thiệt mạng do nhiễm virus SARS-COV-2, nâng tổng số ca tử vong ở Hàn Quốc lên con số 16. Ba trường hợp này là 3 bệnh nhân nữ ở Daegu.
(Theo Yonhap)
Sau 1 thời gian dài khiến dân tình chờ đợi mòn mỏi, nhân ngày đặc biệt (29/2), 1977 Vlog đã ra mắt clip thứ 7 với tựa đề "Chiếc lá cuối cùng – Quyền năng đất dịch vụ biên dịch mẹ". Khác với những clip trước đây, sản phẩm lần này của anh em Trung Anh - Việt Anh lấy cảm hứng từ một tác phẩm nước ngoài là "Chiếc lá cuối cùng" của tác giả O. Henry chứ không dựa trên những tác phẩm văn học Việt Nam nữa.
Tuy nhiên, dù là văn học trong nước hay ngoài nước thì 1977 Vlog vẫn duy trì được sức hút của mình. Chỉ 3 tiếng sau khi đăng tải, clip đã nhận về gần 500k lượt xem với hơn 137k lượt like trên Youtube. Trên Facebook, lượng tương tác cũng khủng không kém với 140k like, 8,6k comment và 16k share.
Các bạn đã xem clip mới của chúng mình chưa?
Và như mọi khi, Trung Anh - Việt Anh tiếp tục đem đến cho dân mạng "đặc sản" cộp mác 1977 Vlog: những câu cà khịa cực mạnh. Còn chờ gì nữa mà không save về ngay để đem đi rải ở khắp nơi nhỉ?
Trước những pha cà khịa cực gắt đến từ "vị trí" của 1977 Vlog, dân tình đã để lại vô số bình luận khen ngợi và thích thú:
- Khối lượng thông tin đồ sộ, nhịp sống của cả thế giới được tổng hợp trong video này. Nể!
- Like và comment cái rồi xem vì biết kiểu gì cũng hay.
- Không những kịch bản hay mà còn có dàn diễn viên phụ mặt hài nữa chứ.
- Xem xong thoả mãn quá!
- Mỗi lần có tập mới là mỗi lần có meme mới.
- Lại thành trend rồi, đem rồi quote này đi cà khịa thì vui phải biết.
Bên cạnh đó cũng có 1 vài ý kiến góp ý với sản phẩm mới nhất của 1977 Vlog: "Phong cách Việt Nam vẫn hợp với các anh hơn", " Có vẻ clip nhạt dần theo năm tháng. Mấy clip đầu mình thấy hay hơn",...
Hiện tại số lượt xem của "Chiếc lá cuối cùng – Quyền năng đất mẹ" vẫn đang tiếp tục tăng lên. Thế nên chắc chắn sản phẩm này cũng sẽ nhanh chóng thu về nhiều triệu view như những clip trước đây của 1977 Vlog mà thôi.
Từ lâu việc đọ sắc thông qua những bức hình tốt nghiệp đã được xem là một trong những phép thử nhằm đánh giá đẳng cấp nhan sắc của dàn sao Hàn đình đám. Bởi thời đó ai cũng ngố ngô quê quê, các đường nét trên khuôn mặt hầu như đều nguyên vẹn nhất. Không trang điểm, không diện quần áo lộng lẫy, chắc hẳn những kiểu ảnh ngố tàu xa xưa sẽ trở thành tấm ảnh quý không chỉ với bản thân ngôi sao mà còn với cả fandom.
Mới đây, dân mạng được dịp phát cuồng trước hình ảnh tốt nghiệp cấp 3 của Kang Ha Neul . Gương mặt điển trai cùng đôi mắt sáng khiến anh chàng được nhiều người nhận xét giống y chang "hoàng từ bước ra từ truyện tranh". Không ngạc nhiên khi Kang Ha Neul luôn nằm trong top các mỹ nam được yêu thích nhất điện ảnh Hàn.
Ảnh tốt nghiệp điển trai đúng kiểu hot boy "thanh xuân vườn trường" của nam diễn viên.
Vẻ thư sinh, điển trai của Kang Ha Neul khiến bao nữ sinh cùng khóa phải xao xuyến.
Thời đi học, Kang Ha Neul từng nặng đến 100 kg và mắc triệu chứng sợ xã hội. Đó cũng là thời điểm, nam diễn viên là nạn nhân của bạo lực học đường vì ngoại hình không đẹp mắt. Điển hình là lúc anh chuẩn bị dùng bữa trưa thì bất ngờ nhìn thấy mẩu giấy với dòng chữ gây tổn thương: " Tao dịch vụ biên dịch đã ăn bữa trưa của mày, nếu không thì mày sẽ mập lên nữa ". Sau đó nam diễn viên đã vô cùng đau khổ và lao ngay vào tập luyện để mong có được thân hình thon gọn như bao người.
Ít ai biết rằng anh chàng Kang Ha Neul từng bị bắt nạt thời đi học vì ngoại hình quá khổ.
Kang Ha Neul ngày càng khiến "mọt phim" Hàn mê mệt bởi tài năng diễn xuất và gu chọn phim nào nổi phim đấy. Từ núp dưới cái bóng của Lee Min Ho trong bộ phim The Heir, anh chàng vươn lên trở thành "trai quê quốc dân" với bảo chứng miễn nhiễm scandal đời tư. Kang Ha Neul còn chứng minh anh là một nghệ sĩ đa tài khi tham gia thể hiện một số bản nhạc phim. Với bộ phim bom tấn "When the Camellia Blooms" gây sốt xứ Hàn năm ngoái, người hâm mộ đang rất mong đợi những dự án tiếp theo của nam diễn viên.
"Trai quê quốc dân" của điện ảnh Hàn.
Ít ai biết rằng anh chàng từng là nạn nhân của bạo lực học đường và mắc chứng sợ xã hội.
Hiện tại, Kang Ha Neul là bảo chứng rating cho các tác phẩm điện ảnh anh chàng góp mặt.
Ngoại trưởng Kang Kyung-wha hôm nay cho biết chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực đối phó, khoanh vùng dịch Covid-19 và "hỗ trợ y tế miễn phí theo tiêu chuẩn WHO đối với công dân Việt Nam tại Hàn Quốc", theo thông cáo ngày 28/2 của Bộ Ngoại giao.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Kang Kyung-wha có cuộc điện đàm theo đề nghị từ phía Hàn Quốc.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trao đổi về việc Việt Nam dừng miễn thị thực đơn phương với công dân Hàn Quốc từ 0h ngày 29/2 nhằm tăng cường kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19. Công dân Hàn Quốc sử dụng hộ chiếu phổ thông với thị thực phù hợp vẫn được nhập cảnh vào Việt Nam.
Việt Nam đề nghị Hàn Quốc phối hợp chặt chẽ trong công tác chống dịch Covid-19, hỗ trợ công dân và doang nghiệp đang làm ăn, sinh sống tại mỗi nước. Phó Thủ tướng mong muốn hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai bên được duy trì bình thường.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha. Ảnh: Yonhap . |
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao ngày 21/2 khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến các khu vực đang có dịch Covid-19 hoặc có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch. Công dân Việt Nam đang có mặt tại Hàn Quốc được đề nghị thường xuyên theo dõi và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chức năng sở tại để phòng tránh dịch.
Hiện có khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc, riêng tại thành phố Daegu là 8.285 người, tại tỉnh Bắc Gyeongsang là 18.502 người, trong đó có 333 người tại quận Cheongdo, một trong hai ổ dịch lớn của Hàn Quốc, theo thông cáo ngày 23/2 của Bộ Ngoại giao. Tính đến ngày 24/2, chưa có ghi nhận về người dịch vụ biên dịch Việt nhiễm bệnh ở Hàn Quốc.
Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán từ tháng 12/2019, đã xuất hiện tại 58 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 83.000 ca nhiễm, hơn 2.800 ca tử vong, hơn 36.000 người khỏi bệnh. Hàn Quốc ghi nhận gần 2.400 trường hợp nhiễm nCoV và 13 người thiệt mạng.
Để nhận được sự hỗ trợ, công dân liên hệ: - Đường dây nóng Bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc: +82 106 315 6618. - Tổng đài Bảo hộ công dân: +84 981 84 84 84. |
Nguyễn Tiến
Năm 2020, "Vua Kazu" – như cách người Nhật Bản vẫn thường gọi ông, sẽ phá vỡ kỷ lục cầu thủ lớn tuổi nhất từng thi đấu chuyên nghiệp ở J-League và bóng đá thế giới... của chính ông. Ông chính là người đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của nhân vật Tsubasa (hay Olivier Atton trong những phiên bản phương Tây) và đang trải qua mùa giải thứ 35 trong sự nghiệp.
Kazuyoshi Miura sinh ngày 26/2/1967. Ông rời Nhật Bản năm 15 tuổi và đến một ngôi trường bóng đá ở Sao Paulo. Ở miền đất của vũ điệu Samba, người đàn ông ấy chơi gần 100 trận chuyên nghiệp trong những màu áo khác nhau (Palmeiras, Jau, Coritiba và Santos). Ngay từ năm 20 tuổi, Kazu Miura đã là một huyền thoại ở Nhật Bản. Cha đẻ của bộ truyện tranh "Captain Tsubasa" được truyền cảm hứng một phần từ chính hình tượng Kazu Miura để sáng tác nên nhân vật Tsubasa, một tài năng bóng đá cũng từng đến với Brazil. Câu chuyện ấy về sau trở thành ấn phẩm thành công trên bình diện toàn cầu.
Hơn 3 thập kỷ sau, chúng tôi gặp Kazu tại Guam thuộc Mỹ - một hòn đảo quen thuộc và nổi tiếng với các du khách Nhật Bản, cách Tokyo khoảng ba giờ bay, khi ông đang chuẩn bị trước mùa giải. Hai tuần chuẩn bị miệt mài vào tháng 12 và thêm hai tuần nữa vào cuối tháng 1, "Tsubasa" đã sẵn sàng cho một chương mới trong sự nghiệp, mùa giải chuyên nghiệp thứ 35.
Vào tháng 1/2020, ông một lần nữa ký hợp đồng thêm một năm với CLB Yokohama FC. Từng là cầu thủ trẻ đầu tiên trở về quê nhà trong tư cách của một siêu sao vào thập niên 1990, Kazu Miura đã chơi 89 trận cho đội tuyển Nhật Bản và ghi 55 bàn. Số phận đưa ông đến Italy, Croatia và Australia, để rồi giờ đây ngay tại quê hương, Kazu Miura trở thành cầu thủ chuyên nghiệp lớn tuổi nhất thế giới vẫn còn thi đấu.
Ở CLB Yokohama còn có một cầu thủ lớn tuổi khác, Daisuke Matsui, cựu cầu thủ của Le Mans và Saint-Etienne. Ở tuổi 38, Matsui mang tới ánh mắt của một "cầu thủ trẻ" khi nhìn vào thần tượng của mình: "Tôi lại phải cảm ơn anh ấy. Tôi bắt đầu chơi với Kazu năm 19 tuổi, anh ấy đã truyền cảm hứng cho tôi. Tôi cũng đến Guam cùng anh ấy, rồi chứng kiến cách Kazu tập luyện và tôi thực sự bị sốc. Anh ấy vẫn tràn trề một niềm say mê thuần khiết với bóng đá. Anh ấy không khác gì một đứa trẻ...". Và đây là ước mơ của Matsui: "Tôi muốn tặng cho anh ấy một quả penalty để Kazu bước đến và ghi bàn".
Tháng 3/2017, ở tuổi 50, Kazu trở thành cầu thủ chuyên nghiệp lớn tuổi nhất ghi bàn trong lịch sử bóng đá thế giới. Thế còn ở mùa giải này? "Tôi biết mình có thể vẫn tiếp tục ghi bàn", Kazu - người hầu như không bao giờ chấp nhận một cuộc phỏng vấn nào - bảo thế. Phải mất đến hơn một năm để tờ L'Équipe (Pháp) có cơ hội thực hiện cuộc phỏng vấn này với Kazu Miura.
- Kazu, hãy bắt đầu với một câu hỏi hiển nhiên nhất dành cho ông lúc này: Khi nào ông sẽ treo giày?
- Tôi cũng không biết nữa. Tôi nghĩ là tôi sẽ không bao giờ mất đi đam mê bóng đá, thế nên, cơ thể tôi sẽ quyết định. Khi nào tôi kiệt sức, khi nào tôi không còn có thể tập luyện nổi nữa, tôi sẽ treo giày. Ai nấy cũng hỏi tại sao năm nay tôi vẫn chơi bóng, tôi hiểu suy nghĩ của họ chứ, nhưng bản thân tôi thì không bao giờ hỏi mình câu đó cả.
- Trong mùa 2018, ông chỉ chơi 10 trận, và ba trận ở mùa 2019. Ông cũng 53 tuổi rồi, đâu còn thi đấu dễ dàng gì phải không?
- Đúng vậy. Tôi vẫn còn có thể chơi bóng, vì tôi đầu tư công sức cho khâu chuẩn bị và còn vì tôi không gặp phải chấn thương nào nghiêm trọng cả. Tôi biết rõ mình cần phải chuẩn bị ra sao để tiếp tục thi đấu. Tuy nhiên, được vào sân hay không thì còn tuỳ vào lựa chọn của HLV. Dù là một cầu thủ kỳ cựu hay một cầu thủ mới 18 tuổi, tất cả đều phải nghe theo quyết định của HLV.
- Ông có khi nào đặt câu hỏi với HLV về tuổi tác của bản thân?
- Không bao giờ. Tôi biết mình là người lớn tuổi nhất, do đó tôi phải giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc. Mọi người sẽ nhìn vào tôi như một tấm gương. Nhưng thường cứ sau một trận đấu mà tôi không được vào sân, tôi sẽ tự đi tập riêng để giữ bình tĩnh.
- Thường thì những cầu thủ bóng đá sẽ giải nghệ khi họ không còn đủ sức để tập luyện nữa. Ông thì sao?
- Vì tôi đặc biệt mà (cười to). Tôi hiểu rõ thời gian đẹp nhất đời cầu thủ của tôi đã trôi qua, và cũng tôi đã chạm đến cái giới hạn của thể trạng. Nhưng tôi luôn cố gắng cải thiện một chút và một chút nữa. Nói cách khác, đầu óc tôi không có giới hạn.
- Thậm chí ở tuổi 53?
- Bóng đá là môn thể thao tập thể, anh có thể làm được rất nhiều thứ ngay cả khi không còn tốc độ và sức mạnh của tuổi trẻ. Một cặp tiền đạo 51 tuổi và 17 tuổi có khi còn hay hơn một cặp 25 tuổi.
- Một cầu thủ trên 50 tuổi thường gặp những vấn đề nào?
- Đơn giản là cầu thủ ấy có nhiều thứ để lo hơn cho sức khoẻ của bản thân. Ví dụ, một người bình thường ở tuổi 50 tuổi sẽ phải chăm sóc sức khoẻ kỹ hơn, không được phép ăn quá nhiều. Nhưng cá nhân tôi thì phải ăn đủ chất để bù đắp cho phần cân nặng mất đi trong khâu tập luyện, nếu không, làm sao tôi có thể chạy được. Chưa kể ở độ tuổi này, tung ra một cú sút thôi cũng đã là khó khăn hơn rất nhiều.
- Mọi người dường như đều tôn sùng ông, họ gọi ông là "Vua Kazu". Ông cảm thấy như thế nào về việc đó?
- Khi ra đường, tôi thường được gọi là "Vua Kazu". Tôi vẫn hay cảm thấy ngại nếu có ai đó gọi mình như thế. Thật sự đấy! Vì trong mắt tôi, bóng đá chỉ có một vị vua duy nhất thôi, đó là "Vua Pele". Nhưng tôi xem đó là cách mà mọi người muốn dành sự tôn trọng cho mình sau những gì tôi làm 30 năm qua. Dù gì, tôi cũng từng là ngôi sao lớn nhất bóng đá Nhật Bản, trong những năm 1990.
- Thi đấu cho nền bóng đá nước nhà, đó có phải là một trọng trách của ông?
- Trở thành một thần tượng đâu có nghĩa là tất cả với tôi. Tôi vẫn thích mọi người xem tôi là một tấm gương hơn - một tấm gương trên sân lẫn ngoài đời. Năm tôi 25 tuổi, tôi cảm thấy cứ như thể mình là trung tâm của thế giới. Nhưng rồi từ tuổi 30 trở đi, tôi biết rõ nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác, tôi sẽ không thể tiếp tục tồn tại trong bóng đá. Nếu muốn chơi bóng đến năm 52 tuổi, tôi phải hiểu mình chỉ là một thành viên của một tập thể. Tôi cần phải khiêm tốn.
- Ông từng trở thành một tượng đài ở Nhật Bản vì ông thi đấu ở Brazil. Đó có phải là một hành trình tuyệt vời?
- Ngày còn bé, tôi đã luôn mơ đến một ngày được chơi bóng ở Brazil, được rê dắt bóng như Pele. Cha tôi từng là thành viên trong phái đoàn của Liên đoàn bóng đá Nhật Bản ở World Cup Mexico 1970, ông thực hiện những thước phim với chiếc camera Super 8. Hồi đó tôi mới ba tuổi, nhưng đã được xem những hình ảnh về Brazil của Pele. Những hình ảnh đó khắc ghi vào trí nhớ tôi. Bác tôi lại là một thầy dạy bóng đá, ông dạy tôi cách rê dắt bóng, các động tác kỹ thuật, cũng như kể cho tôi nghe về Pele. Tôi ấp ủ mong ước được khám phá tất cả.
- Vậy năm 15 tuổi thì ông đã đến đâu ở Brazil?
- Tôi đến đội trẻ của CLB Atletico Juventus ở bang Sao Paulo và ở một nhà trọ chuyên dành cho các cầu thủ trẻ mới lập nghiệp. Ban đầu tôi không nói được ngôn ngữ của họ, vì thế quá trình hoà nhập diễn ra rất khó khăn. Trong mắt người Brazil khi ấy, tôi chỉ là một cậu trai giàu có người Nhật, một khách du lịch muốn học về bóng đá. Họ không xem tôi là một cầu thủ nghiêm túc.
- Thế còn các HLV, họ nghĩ sao?
- Họ không nói gì, nhưng họ cũng không dạy tôi nghiêm túc. Họ chỉ xem tôi như một vị khách và không bao giờ cho tôi cơ hội để thi đấu, ngay cả trong một trận đấu tập. Tôi cảm thấy rất thất vọng. Tôi không có cơ hội để thể hiện mình. Đó là kiểu thái độ điển hình của người Nhật. Tôi mới 16 tuổi, tôi trẻ nhất đội ngày đó, tôi cũng nhỏ con nhất đội, và tôi nhanh chóng nản chí.
- Vậy mà ông vẫn có những bước tiến?
- Tôi có kỹ năng nhưng thiếu sự tin tưởng. Tôi bắt đầu được thi đấu cho một đội bóng là tập hợp những người nhập cư Nhật Bản, ở giải vô địch dành cho các doanh nghiệp. Chúng tôi thi đấu với các đội bóng của những công nhân nhà máy và nhân viên hành chính thành phố. Họ toàn là người lớn cả, và đội chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc sống ở đó cũng không dễ dàng gì. Toilet thì không có cửa, không có vòi tắm nước nóng vào mùa đông, mùa hè phải tập luyện dưới cái nóng 40 độ C, và cả những chuyến đi xe buýt kéo dài 24 giờ,... Tất cả chúng đã dạy cho tôi tính kiên trì và nỗ lực. Tôi đã chiến thắng được trận chiến tinh thần ấy.
- Ông có nhớ gì về lần đầu gặp Pele?
- Tất nhiên nhớ chứ! Khi đó tôi ở Santos, CLB của Pele (Kazu đến Santos năm 1986, lúc 19 tuổi và thêm một giai đoạn nữa vào năm 1990). Chỉ khoác lên người chiếc áo đấu đó thôi cũng đã là một niềm vinh dự lớn lao. Thế rồi một ngày nọ, khi tôi đang cùng tập luyện ở đội trẻ, Pele bước vào phòng thay đồ. Ông đến để chụp ảnh cho CLB. Pele nhìn thấy tôi, tiến lại gần và nói: "Cậu có biết Kamamoto không? Anh ta là một tiền đạo to lớn?" Tôi quá phấn khích khi Pele nói tốt về một cầu thủ Nhật Bản. Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày hôm ấy.
- Ông cũng từng chơi bóng ở châu Âu, đã đến Zagreb, Croatia vào cuối sự nghiệp. Nhưng chúng tôi còn nhớ cả hành trình của ông đến với Genoa, ở Serie A mùa 1994-1995. Có phải ông cũng mơ ước được chơi bóng tại Italy?
- Thời tôi còn ở Brazil, mỗi tuần luôn có một trận Serie A được chiếu trên truyền hình. Tất cả ngôi sao Brazil đều đến đó. Zico, Socrates, Falcao, Careca, Alemao, Dunga,... Và vì thế, tôi cũng mơ ước được đến Italy. Nhưng ngay trận đầu tiên gặp AC Milan, tôi đã chấn thương. Tôi bị gãy xương mũi sau một pha bóng với Franco Baresi và phải ngồi ngoài hai tháng. Cuối cùng, tôi được chơi 21 trong 34 trận của mùa giải. Tuy là cầu thủ Nhật Bản đầu tiên chơi bóng ở Italy, tôi luôn có cảm giác mình đã thất bại vì chỉ ghi được một bàn. Dẫu sao thì đó cũng là bàn thắng vào lưới Sampdoria trong một trận derby, và nó giúp tôi để lại được dấu ấn. Một vài năm trước, khi tôi quá cảnh ở sân bay của thành phố Naples, tôi tìm thấy một mảnh giấy kèm theo lời nhắn trên vali của mình từ một nhân viên sân bay: "Cảm ơn ông vì bàn thắng vào lưới Sampdoria." Tin nổi không?! Thời điểm đó là 20 năm sau khi tôi rời Genoa.
- Thế ông có những liên hệ nào với bóng đá Pháp không?
- Cầu thủ người Pháp khiến tôi ấn tượng nhất là Jean-Pierre Papin. Tôi từng được mời tham gia vào một vài buổi tập của AC Milan và tôi thật sự bị hút hồn bởi kỹ thuật của ông ấy. Papin ở một đẳng cấp khác phần còn lại. Sau này, Papin từng mời tôi đến trận đấu kỷ niệm sinh nhật tuổi 50 của ông ấy ở Marseille, vào ngày 30/5/1999. Tôi góp mặt vào đội ‘Những người bạn của Papin’, cùng với Zidane, Cantona, và được chỉ đạo bởi HLV Aime Jacquet. Tôi rất tự hào vì vinh dự đó.
- Trong màu áo tuyển Nhật Bản, ông cũng từng đối đầu tuyển Pháp.
- Phải, vào năm 1994, chúng tôi thua 1-4 ở Tokyo. Pháp khi ấy là một tập thể khá đẹp. Papin, Cantona, Ginola, Deschamps, Desailly, Blanc. Tôi cũng rất thích Djorkaeff. Tôi bất ngờ khi họ không có vé tham dự World Cup 1994 ở Mỹ. Trong lễ bốc thăm World Cup ở Nga, tôi được mời tham dự với tư cách là một huyền thoại của FIFA cùng với Pele, Maradona, Ronaldinho, Blanc, Desailly, Drogba. Marcel Desailly chúc mừng tôi vì tôi vẫn còn chơi bóng. Tôi có gặp Laurent Blanc ở phòng gym của khách sạn, ông ấy vô cùng bất ngờ khi thấy tôi tập nặng. Chúng tôi cùng nhau kể lại trận đấu nổi tiếng giữa Nhật Bản và Pháp năm 1994. Ông ấy không thể tin rằng sau ngần ấy năm trôi qua, tôi vẫn còn là cầu thủ chuyên nghiệp.
- Tuyển Nhật Bản của ông cũng từng dừng bước ở vòng loại World Cup 1994, như tuyển Pháp ở trận gặp Bulgaria - sau khi Iraq ghi bàn thắng ở phút bù giờ, gỡ hòa. Rồi kỳ World Cup 1998, ông không được gọi vào đội hình. Làm sao ông có thể nuốt trôi được việc chưa bao giờ tham dự World Cup?
- Năm 1994, đó thật sự là một bi kịch quốc gia. Còn năm 1998, đó là sự lựa chọn của HLV Takeshi Okada. Tôi là chân sút tốt nhất ở giai đoạn play-off. Tuy không oán giận Okada, chuyện đó vẫn là một cú sốc tinh thần, vì năm ấy là lần đầu tiên Nhật Bản dự World Cup. Khi đó, tôi cảm thấy mâu thuẫn. Có lúc tôi còn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được nhìn nhận là một cầu thủ chuyên nghiệp nếu không một lần chơi ở World Cup. Tôi cảm thấy mình không có giá trị gì cả. Đó vẫn là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi muốn kết thúc sự nghiệp chơi bóng.
- Vậy điều gì hồi sinh lại con người ông?
- Vì cuộc gặp với Philippe Troussier. Cuối năm 1999, hợp đồng của tôi với CLB Tokyo không được ký tiếp, tôi chẳng còn gì cả. Thế rồi, Troussier, người vừa được bổ nhiệm làm HLV trưởng tuyển Nhật Bản khi đó, gọi tôi trở lại đội tuyển. Ông ấy bấy giờ đang xây dựng một tập thể mới để chuẩn bị cho kỳ World Cup 2002 ở Nhật Bản, với những cầu thủ trẻ. Ông ấy cần hai hay ba lão tướng được nể trọng trong đội hình để làm gương cho các cầu thủ trẻ.
- Vậy là Troussier đã khiến ông bị ấn tượng mạnh?
- Lần đầu tiên chúng tôi trò chuyện là lúc đang tắm Onsen dưới chân núi Phú Sỹ, trong một đợt tập huấn. Tôi không nói tiếng Anh giỏi lắm, ông ấy cũng vậy, nhưng chúng tôi vẫn hiểu ý nhau. Tôi cảm thấy mình được tôn trọng và với tôi, được tôn trọng là thứ quan trọng với mỗi con người, nó mang đến sức mạnh tinh thần và là một triết lý sống. Trong mắt Troussier, một cầu thủ mà không thể nói chuyện được trước tập thể thì không tài nào thể hiện được mình trên sân cả. Vạn vật đều có liên hệ với nhau. Từ đó, một chương mới mở ra trong sự nghiệp của tôi. Điều đó thôi thúc tôi đến với Croatia, để hồi sinh lại bản thân. Tôi biết rằng mình vẫn còn yêu bóng đá lắm, tình yêu bóng đá vẫn mãi sống trong con người tôi, ngay cả khi những ước mơ không thể thành hiện thực.
- Vậy còn nỗi đau World Cup 1998, nó coi như đã đóng lại?
- Không, không bao giờ. Nhưng chúng ta cần phải lật cuộc đời sang một trang mới, phải tiếp tục chơi bóng. Thậm chí, tôi cảm thấy mình ngày càng trưởng thành và hoàn thiện hơn, cả trên sân bóng lẫn ngoài đời. Nhưng như tôi nói rồi, đó vẫn là một vết thương lòng. Mỗi lần xem Nhật Bản thi đấu ở World Cup, như năm 2018 ở Nga, tôi lại càng cảm thấy nhói đau.
- Phần nào đó, ông là nguồn cảm hứng cho nhân vật Olivier Atton trong "Đội trưởng Tsubasa". Tác giả Yoichi Takahashi từng nói thế này: "Cho dù tôi chủ yếu được truyền cảm hứng bởi Kempes và Maradona, nhưng tôi thật sự muốn nhân vật Olivier Atton phải có nhiều điểm tương đồng với Kazu Miura. Vì ông ấy chính là cầu thủ bóng đá người Nhật Bản đầu tiên thi đấu ở Brazil". Ông cảm thấy sao khi mình là nguồn cảm hứng cho dịch vụ biên dịch một nhân vật huyền thoại như thế?
- Tôi thật sự rất tự hào, nhưng thú thật là tôi chưa bao giờ đọc bộ truyện manga nổi tiếng đó cả, cũng như chưa bao giờ xem tập phim nào trên truyền hình. Khi bộ truyện được xuất bản, tôi vẫn còn đang ở Brazil. Thực tế thì mọi người rất hay nói về tác phẩm đó, nhưng tôi không cảm thấy mình giống với nhân vật Atton nổi tiếng kia. Nhưng OK, tôi hứa, tôi sẽ đọc. Mà tôi cũng biết là ở nước các anh, truyện manga Nhật Bản nổi tiếng lắm.
- Trong số cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá thế giới, không tính đến Pele – vốn là người ông tôn thờ - thì còn ai thật sự truyền cảm hứng cho ông không? Cruyff hay Maradona chẳng hạn?
- Khó nhỉ... Nếu phải chọn thì chắc tôi sẽ chọn Maradona, vì tôi thích cái tính ngông cuồng của ông ấy. Tôi thích phong thái của Maradona, ông ấy nói ra những gì mình thích trước bất kỳ ai. Cruyff thì lại thanh tao, nhã nhặn và đạo mạo. Maradona thì còn là hình ảnh biểu trưng của sự phản kháng trước chủ nghĩa bảo thủ, cá tính hiện đại, chống lại những trật tự vốn có của xã hội.
- Vậy còn Michel Platini?
- Ông ấy hả?! Trông hơi giống như một tay mafia, đúng không nhỉ? Gương mặt ông ấy hơi giống với một gangster. Tính tình ông ấy có lạnh lùng không? Mà kiểu người như vậy phổ biến ở Pháp lắm hả?
- Ở Pháp, Platini và Zidane là những người được nể trọng, họ là những huyền thoại bóng đá. Ngay cả sau khi Zidane húc đầu vào người Materazzi ở chung kết World Cup 2006.
- Cũng hợp lý khi họ được yêu mến. Họ đều từng là những cầu thủ kiệt xuất. Thứ bóng đá của Zidane là siêu lịch lãm, như nghệ thuật vậy và giống với Maradona. Nhưng một huyền thoại khép lại sự nghiệp của mình theo cách đó thì đúng là độc nhất vô nhị!
- Thế ông nhận xét thế nào về Kylian Mbappe? Cậu ấy thậm chí còn đang được so sánh với Pele ở Pháp đấy.
- Cậu ấy rất có tướng tá và lại còn rất trẻ nữa. Nhưng so với Pele thì... Ngày nay, gần như là không thể để một cầu thủ nào đó viết nên sự nghiệp như Pele. Vô địch World Cup tận ba lần, tôi không biết liệu còn có ai làm được không nữa.
- Vậy Neymar?
- Tôi thất vọng với cậu ấy lắm. Cậu ấy chỉ cố bị phạm lỗi hơn là cố chơi bóng.
- Thôi quay trở lại về ông. Ông hình dung thế nào vào ngày mình giải nghệ?
- Có lẽ là tôi sẽ không tuyên bố giải nghệ. Tôi muốn cứ thế kết thúc một buổi tập, chạy trên sân, tự mình cảm nhận rằng: Thế là hết. Tôi không tưởng tượng ra nổi cảnh mình nói lời giã biệt trước 50.000 người ở một SVĐ, dù tôi biết người hâm mộ sẽ muốn nói điều gì đó với tôi.
- Vậy khi nào ông sẽ làm điều đó?
- Tôi không nghĩ về điểm dừng. Tôi nói thật! Dù tôi biết thi đấu thêm năm năm nữa sẽ rất khó, có thể là hai hay ba năm... Nhưng tôi không nghĩ về ngày đó. Tôi chưa có ý định giải nghệ. Trở thành một HLV, một vị chủ tịch CLB, một giám đốc điều hành, hay một chuyên gia bình luận trên truyền hình... tất cả chẳng thú vị gì với tôi. Tôi chỉ muốn là một "jogador" (Kazu nói bằng tiếng Bồ Đào Nha, nghĩa là "cầu thủ"). Trong tiếng Pháp, "jogador" nói sao nhỉ?
- Joueur.
- OK. Tôi muốn là một "joueur" (Kazu nói bằng tiếng Pháp, nghĩa là "cầu thủ"). Đó là ước muốn duy nhất của tôi. Nếu có thể thì đến khi nào trút hơi thở cuối cùng mới thôi. Khi tôi chết, tôi không muốn người ta thông báo rằng "cựu cầu thủ Kazu Miura đã qua đời", mà tôi muốn họ nói rằng "cầu thủ Kazu Miura đã qua đời".
Hoàng Thông dịch
Copyright 1997 VnExpress, All rights reserved
VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.