Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

Bắt cua trong hang đá

Nơi bắt cua đá đúng kích cỡ
 
 
Nơi bắt cua đá đúng kích cỡ

Bắt cua trong hang đá. Video: Đắc Thành.

Chập tối, anh Hội chuẩn bị đồ nghề gồm que sắt uốn cong một đầu, đèn pin và chai nước lọc. Cho tất cả vào túi, anh cùng bạn là Nguyễn Văn Mão chạy xe máy đến bãi Nần, cách nhà khoảng 5 km, để bắt cua đá.

Đến nơi, mỗi người cầm chiếc đèn pin chia hai hướng tiến vào rừng. Trong đêm tối, ánh đèn pin dẫn đường, anh Hội luồn qua rừng cây rậm rạp, phía dưới là lá khô dày xếp lớp, tìm đến những bãi đá có nhiều cây phủ lên.

Bằng kinh nghiệm, anh biết khu vực này cua sinh sống. Cua sống trong hang đá, đêm xuống thường ra ngoài tìm thức ăn, nước uống. Để bắt cua, thợ săn phải di chuyển nhẹ nhàng, bởi nghe tiếng động chúng sẽ bò vào hang.

Sau 10 phút tìm kiếm, anh Hội phát hiện con cua nằm trong hang đá. Thấy ánh đèn và tiếng động, nó bỏ chạy, anh Hội ngậm đèn pin vào miệng và chui vào hang. Một tay anh cho que sắt vào phía trong hang để cản đường cua chạy, tay còn lại dùng que sắt khác kéo nó ra ngoài. Đoán con cua mai dài trên 7 cm, anh Hội nhanh tay bắt, cho vào bao đựng. Những con khác nhỏ hơn, anh bỏ qua.

Cua đá Cù Lao Chàm toàn thân màu tím, có một càng to, một càng nhỏ, thường sinh sống ở núi cao, đến mùa mưa di chuyển xuống sát bờ biển. "Cua sẽ ở đây và chờ đợt mưa lớn tìm đến những vũng nước sinh sản, Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog do đó thời điểm này bị cấm khai thác", anh Hội nói.

Ban đêm cua ra khỏi hang đá đi . Ảnh: Đắc Thành.

Ban đêm cua ra khỏi hang đá đi ăn lá cây, uống nước. Ảnh: Đắc Thành.

Những năm 2000, trước khi Cù Lao Chàm được công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới, khách du lịch đến tham quan nơi này rất đông. Cua đá trở thành đặc sản, giá bán cao nên được lùng sục, săn bắt cả ngày lẫn đêm.

Lo sợ cua bị tuyệt chủng, năm 2006, Ban Quản lý khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm cùng chính quyền Hội An bàn biện pháp bảo tồn với mục đích tạo sinh kế cho người dân trên đảo. Sau hai năm triển khai, năm 2008 một tổ cộng đồng bắt cua ra đời với mục đích vừa khai thác vừa bảo vệ.

Mỗi năm từ ngày tháng 3 đến 6, tổ được phép bắt cua. Từ tháng 7 đến hết tháng 2 năm sau, thời điểm cua sinh nở, cấm khai thác. "Những ai hành nghề bắt cua đá phải tham gia tổ này và tuân thủ quy định mỗi con cua mai dài hơn 7 cm mới bắt, nhỏ hơn thả lại", anh Hội nói.

Những con cua được anh Hội dùng thước đo trên 7cm mới bắt, cua nhỏ được thả lại rừng. Ảnh: Đắc Thành.

Những con cua được anh Hội dùng thước đo trên 7 cm mới bắt, cua nhỏ được thả lại rừng. Ảnh: Đắc Thành.

Đến 23h30, anh Hội bắt được 12 con cua đá, nặng gần 2 kg. Dùng thước đo từng con, trong đó 10 con đủ kích cỡ, hai con mai dưới 7 cm anh Hội thả lại về rừng. Kết thúc buổi đi săn, người anh ướt đẫm mồ hôi, tay chảy máu do cây rừng cứa.

10 năm săn cua đá, anh Hội nói công việc này không đòi hỏi chi phí, chỉ cần 100.000 đồng mua đèn pin, nhưng rất cần sức khỏe. "Nghề này nhìn đơn giản vậy nhưng đi bộ leo núi, chui rúc vào hang đá, cây rậm mấy tiếng nên rất mệt. Trên đường đi, phải vượt qua vách đá, gặp rắn, rết", anh nói và cho biết đã có người bị ngã gãy tay, chân.

Đi cùng Hội, anh Mão bắt được 6 con cua, nặng hơn một kg. "Hôm nay bắt được ít vì thời tiết nắng nóng, cua ở trong hang không ra ngoài", anh Mão nói, cho biết sau những cơn mưa giông sẽ bắt được nhiều cua nhất. Càng về khuya, cua đi ăn càng nhiều, những hôm đó anh Mão bắt đến 2h sáng mới về.

Nghề bắt cua không cho thu nhập ổn định, có đêm được vài con, có đêm vài chục con. Cua bắt về, thợ săn nhốt vào thùng và sáng hôm sau đưa ra hợp tác xã cua đá Cù Lao Chàm cân, bán 800.000 đồng một kg. Số cua hai người gộp lại cân nặng hơn 2 kg, thu về gần 2 triệu đồng.

Cua đá được dán tem bán giá 800.000 đồng một kg. Ảnh: Đắc Thành.

Cua đá được dán tem bán ra thị trường. Ảnh: Đắc Thành.

Ông Nguyễn Duy Khanh, Chủ nhiệm hợp tác xã cua đá Cù Lao Chàm, kiêm tổ trưởng bắt cua đá cho biết, tổ có 42 người. Người ngoài không được bắt cua đá, nếu vi phạm sẽ bị phạt.

Cầm từng con cua, ông Khanh dùng thước đo, con trên 7 cm thì dán tem, những con nhỏ, hay có dấu hiệu mang thai sẽ thu giữ, thả ở đảo Hòn Dài. Năm 2017, Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm thành lập ngân hàng cua đá ở đảo này và cấm khai thác để bảo tồn.

"Tem dán trên lưng cua rất khó bong tróc và sẽ theo nó lên bàn ăn. Bất cứ người dân hay nhà hàng nào bán cua không có tem đều bị xử phạt rất nặng, thậm chí tước giấy phép kinh doanh nếu tái phạm", ông Khanh khẳng định.

Theo ông Khanh, bình thường ngày nắng, hợp tác xã thu mua được vài kg cua đá, còn ngày mưa trên 50 kg. Cua bán ra thị trường giá 1,2 triệu đồng một kg; các nhà hàng, quán nhậu chế biến bán giá 2 triệu đồng.

Cua đá Cù Lao Chàm tên khoa học là Gecarcoidea lalandii, là động vật biển nhưng sống trên rừng, chỉ xuống biển vào thời gian sinh sản. Cua đá di cư mỗi năm một lần theo mùa trăng để sinh sản và chỉ hoạt động vào ban đêm khi độ ẩm cao và nhiệt độ thấp. Cua đá mỗi năm lột vỏ một lần, cua lớn trung bình mai dài 8 cm, tuổi đời 16 năm. Cua cái có thể có 20.000-30.000 trứng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét