Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

Trốn cách ly sẽ bị phạt tù ở Trung Quốc

Ngày 6/2, Tòa án Tối cao, Viện Kiểm sát tối cao, Bộ Công an, và Bộ Tư pháp Trung Quốc đã cùng ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật để xử phạt hành vi vi phạm công tác phòng chống dịch Covid-19.

Theo hướng dẫn, người nào đã nhiễm hoặc bị nghi nhiễm Covid-19 mà từ chối cách ly, hoặc ra khỏi nơi cách ly và đi đến nơi công cộng, sẽ bị xử phạt về tội Gây nguy hiểm tới an toàn công cộng , theo điều 114, 115 Luật Hình sự. Mức phạt về tội danh này tới 10 năm tù.

Ngoài ra, người nào không tuân thủ (ví dụ nói dối về lịch sử đi lại...) các biện pháp phòng chống dịch khiến bệnh phát tán hoặc có nguy cơ phát tán cao sẽ bị xử lý về tội Ngăn cản công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm , theo điều 330. Mức phạt cao nhất của tội này tới 7 năm tù. Nếu chủ thể là tổ chức, hình phạt là phạt tiền. Tuy nhiên, người trực tiếp quản lý cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân tương ứng.

Căn cứ quy định trên, Trung Quốc đã xử phạt nhiều trường hợp vi phạm. Gần đây nhất, ngày 6/3, người đàn ông 60 tuổi tên Lý Bình đã bị Viện kiểm sát quận Kim Sơn, thành phố Thượng Hải khởi tố về tội Ngăn cản công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm . Nhà chức trách cáo buộc ông Bình nhiễm Covid-19 sau khi đi qua tâm dịch Vũ Hán nhưng giấu lịch sử đi lại khi trở về Thượng Hải.

Người đàn ông Trung Quốc bị đọc lệnh bắt giữ vì giấu lịch sử đi lại. Ảnh: China News.

Người đàn ông Trung Quốc bị đọc lệnh bắt giữ vì giấu lịch sử đi lại. Ảnh: China News.

Tại Singapore, ngày 22/1, người đàn ông Trung Quốc 38 tuổi nhập cảnh từ vùng dịch Vũ Hán và bị xác định dương tính với Covid-19. Tuy nhiên, ông ta bị phát hiện đã nói dối về lịch sử đi lại và người từng tiếp xúc. Sau khi bình phục, người này đã bị khởi tố.

Từ năm 2003, Chính phủ đã ban hành Luật về Bệnh truyền nhiễm. Điều 55 của luật này quy định, trong khi điều tra về dịch bệnh hoặc khi phòng chống dịch, cảnh sát và cán bộ y tế được quyền yêu cầu bất cứ ai cung cấp bất cứ thông tin gì

Ngoài truy cứu trách nhiệm hình sự, nhà chức trách còn có những biện pháp khác. Ngày 26/2, cơ quan xuất nhập cảnh thông báo đã hủy thị thực vĩnh trú ("permanent-resident status") của người đàn ông 45 tuổi vì không tuân thủ lệnh cách ly tại nhà sau khi trở về từ Trung Quốc. Người đàn ông này không có mặt ở nơi cư trú khi nhân viên tới kiểm tra, đồng thời vẫn cố ý bay khỏi Singapore. Cuối cùng, người này bị hủy thị thực và cấm trở về Singapore.

Với người ngoại quốc làm việc trong nước, chính phủ cũng đặt ra quy định mới, yêu cầu những người từng đi qua Trung Quốc chỉ được phép về Singapore khi được sự cho phép của cơ quan chức năng. Với quy định trên, đầu tháng 2, nước này đã tước giấy phép lao động của hai người vi phạm, từ đó cấm vĩnh viễn làm việc tại đây.

Hàn Quốc , một điểm nóng của Covid-19, cũng có các quy định pháp lý về vấn đề cách ly. Theo điều 29-3 Luật Cách ly Hàn Quốc, người từng lưu trú tại các vùng dịch khi nhập cảnh sẽ phải khai báo lịch sử đi lại. Nếu từ chối sẽ bị phạt tối đa 5 triệu won, khai báo gian dối sẽ bị phạt lên tới 10 triệu won.

Điều 39 của Công ty dịch thuật Sài Gòn 247 Blog luật trên quy định người nào đã hoặc nghi bị nhiễm Covid-19 nhưng không tuân theo lệnh cách ly của trưởng trạm cách ly, có thể bị phạt tối đa một năm tù và 10 triệu won. Ngoài ra, người nào đang trong thời gian cách ly nhưng tiếp xúc trái phép với người khác sẽ bị phạt 5 triệu won.

Quốc Đạt (Theo Wall Street Journal )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét