Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

Vòng luẩn quẩn tính thuế

Chia sẻ quan điểm sau bài viết " Tính thuế ", độc giả Lâm phân tích:

Chỉ số CPI không phản ánh đúng giá cả thực tế. Lý do rất đơn giản, chúng ta chỉ thăm dò giá cả cung cầu mà không kiểm soát được chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là mức sàn của giá cả, giá cả dưới mức sàn này thì người sản xuất sẽ thua lỗ. Giá cung cầu thường vượt xa chi phí sản xuất mang lại lợi nhuận cao cho người bán từ đó làm gia tăng lạm phát.

Ở các nước, người ta hạn chế giá cung cầu để hạn chế lạm phát. Chỉ Công ty dịch thuật Sài Gòn 247 Blog có mặt hàng nào thuộc loại độc quyền, chỉ mình anh có, không ai có (thường là những hàng hóa có bản quyền phát minh sáng chế), anh mới được phép bán với giá cung cầu. Cơ quan thuế của họ kiểm soát rất chặt mọi chi phí sản xuất, nếu anh tăng giá vượt mức lợi nhuận cho phép anh sẽ bị phạt thuế rất nặng. Không kiểm soát được chi phí sản xuất thì người ta sẽ kê khống giá đầu vào dẫn đến đầu ra tăng giá nhằm thu lợi bất chính. Hoặc, họ vin vào giá cả cung cầu của thế giới để tăng giá.

Chi phí, mức sống của người ta cao thì giá cả cũng cao là bình thường. Chi phí, mức sống của ta không bằng người ta mà giá cả lại bằng người ta là vô lý. Ví như tiền công lao động của họ cao gấp 7-8 lần của ta thì giá cả của họ phải cao hơn.

Đất nền có sức mua không cao nhưng tổng giá trị lại rất lớn. Đất nền không có chút chi phí sản xuất nào. Giá cả của đất nền hoàn toàn là giá cung cầu. Dù sức mua rất kém, đóng băng trường kỳ, nhưng giá cả vẫn được "thổi" đều đều. Người ta kinh doanh thì phải có mặt bằng mà mặt bằng ấy phải đứng trên miếng đất nền.

Vì sao đất nền luôn tăng giá? Vì chúng ta không giãn dân được, mọi thứ luôn tập trung vào trung tâm, tức là, quy hoạch đô thị của chúng ta còn rất kém. Ở các nước, người ta không quan tâm đất nền mà chỉ quan tâm giá trị xây dựng trên đất (hoặc ngầm dưới mặt đất). Một mảnh đất mà không có bất kỳ giá trị nào được đầu tư vào đó là một mảnh đất vô giá trị. Nhưng cục đất vô giá trị ấy ở Việt Nam lại được bán với giá hàng tỷ đồng.

Thử tưởng tượng, Singapore, Hong Kong chỉ toàn đất nền không có giá trị đầu tư nào thì họ có giàu như vậy không? Đất nền không có giá trị nhưng lại có giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của nó hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị của các công trình xây dựng công cộng xung quanh nó (gọi chung là điện, đường, trường, trạm). Vì sao đất ở quê rẻ hơn ở thành phố? Vì giá trị "điện, đường, trường, trạm" ở quê sao bằng thành phố được. Ở thành phố bước ra đường dịch vụ gì cũng có. Ở quê đi mỏi chân mới có chỗ bán dịch vụ. Nhưng điện, đường, trường, trạm gì cũng phải có người điều hành. Năng lực của những người này ở quê sao bằng thành phố được.

Singapore, Hong Kong "tấc đất tấc vàng" vì diện tích của họ có hạn, có muốn giãn dân cũng không có chỗ để làm. Nhưng Việt Nam không như vậy. 100 đồng đổ vào thị trường, chỉ có một đồng đi vào chi phí sản xuất, 99 đồng chạy lòng vòng trong thị trường không tạo ra giá trị gì. Cần khuyến khích người đầu tư (mua cổ phiếu để hưởng cổ tức), tránh tạo cơ hội cho dân đầu cơ (mua cổ phiếu để lướt sóng). Giá trị lướt sóng càng cao, giá cả cổ phiếu càng ảo.

Chất lượng hàng hóa không cao càng không khuyến khích đầu tư, đó là một vòng lẩn quẩn.

Bài viết cùng tác giả:

Mua cổ phiếu theo đám đông - 'thắng bạc cắc, thua cụt vốn'

Những khu đô thị 'ma'

Cơn đau đầu của người cho thuê nhà

Nền kinh tế hiện đại đã chứng minh đầu cơ không có lợi cho nền kinh tế mà chỉ làm giàu cho một nhóm rất ít người. Người ta có đủ thứ luật lệ để ngăn chặn đầu cơ. Khi giá cả không kiểm soát được, hàng hoá chạy lòng vòng từ người này qua người kia thật lâu mới đến tay người thật sự có nhu cầu.

Tỷ trọng bất động sản có cao không? Từ năm 2009-2013, bong bóng bất động sản nổ tung, lãi suất cho vay của ngân hàng ở mức hai con số (21-24%/ năm), lạm phát 11%. Nhiều người tán gia bại sản. Ngay sau đó là hàng hóa chất cao như núi, không có người mua vì tiền mặt nằm hết trong các tài khoản đất đai, nợ lòng vòng lẫn nhau không cách nào rút ra được để chi tiêu. Các công ty đóng cửa, phá sản hàng loạt.

Từ đó đến nay mới khoảng 10 năm, chúng tôi không muốn tình trạng năm 2009 lặp lại.

Từ chỗ không kiểm soát được chi phí sản xuất, chúng ta sẽ không kiểm soát được thu nhập cá nhân của từng người dân, vậy cơ sở nào để tính giảm trừ gia cảnh?

Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét