Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

Chàng trai đi bộ 400 km về quê ăn Tết

Hồ Nhật Hà, 32 tuổi, quê Phú Yên, giáo viên kỹ năng sống tại TP HCM xuất phát từ làng hoa quận Gò Vấp, TP HCM hôm 14/1 (20 tháng Chạp), đi bộ qua tuyến đường Tây Nguyên, xuyên các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đắc Lắk, Đắc Nông để về quê nhà Phú Yên. Một ngày của anh thường bắt đầu sớm nhất lúc 4h30, kết thúc muộn nhất vào 23h.

Hồ Nhật Hà trong ngôi nhà bỏ không tình cờ gặp ở Bình Phước, với hành trang là sách, đàn ghi ta, bên cạnh một ba lô các thứ thiết yếu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Hồ Nhật Hà trong ngôi nhà bỏ không tình cờ gặp ở Bình Phước, với hành trang là sách, đàn ghi ta, bên cạnh một ba lô các thứ thiết yếu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

"Nhiều bạn bè, người quen của tôi không về quê ăn Tết với lý do về điều kiện kinh tế nên muốn chuyến đi này truyền tải thông điệp hãy cứ về nhà đoàn viên với gia đình vì nó có ý nghĩa lớn lao hơn rất nhiều việc phải có thật nhiều tiền mới về.", anh Hà nói. Chuyến đi cũng là cơ hội để anh học hỏi, trải nghiệm và tích lũy thêm kỹ năng cho mình.

Hành trang của anh là những thứ thiết yếu nhất: một bình lọc nước, túi ngủ, lều, bộ đá đánh lửa, 10 gói lương khô, sạc pin và 100.000 đồng. Buổi tối, chàng thanh niên tìm các điểm gần hồ nước để dựng lều ngủ để "nếu có sự cố gì đó vẫn có nước để dùng". "Đó là một kỹ năng sinh tồn. Hơn nữa, ngủ gần hồ, mỗi sáng, ngắm bình minh lên cũng rất đẹp", Hà giải thích. Những hôm kịp độ đường thì anh vào ngủ nhờ nhà của bạn bè quen biết qua mạng xã hội. Nhiều người gặp trên đường biết về hành trình của Hà nên tặng anh bánh, nước ngọt, đồ ăn.

Ngày thứ ba của hành trình, anh thức dậy ở một hồ lớn tại Đắc Nông. Hà thường chọn cắm trại và ngủ lại ở cạnh hồ và dậy sớm ngắm bình minh. Ảnh nhân vật cung cấp.

Ngày thứ ba của hành trình, anh thức dậy ở một hồ lớn tại Đắc Nông. Hà thường chọn cắm trại và ngủ lại ở cạnh hồ và dậy sớm ngắm bình minh. Ảnh nhân vật cung cấp.

"Tôi từng đi bộ từ TP HCM đến cột cờ Lũng Cú, Hà Giang. Khó khăn lớn nhất là thời gian chỉ bó hẹp trong 10 ngày, nên tôi phải tăng tốc. Trung bình mỗi ngày đi bộ 35-40 km, có khi hơn, đôi chân tôi sưng phồng, đau nhức", Hà nói và cho biết, động lực để anh bước tiếp là bữa cơm tất niên có đủ bố mẹ, 5 anh em trai và một chị gái. "Trong khói trầm nghi ngút đêm giao thừa, năm nào mẹ tôi cũng chỉ kể đi kể lại một kỷ niệm về các con. Dẫu ai cũng thuộc lòng, nhưng vẫn muốn nghe, như một gia vị không thể thiếu trong ngày đoàn viên".

Qua mỗi miền quê, anh lại được trải nghiệm một không khí Tết khác nhau, những vườn đào ở Đắc Lắk, những dãy dã quỳ nở rộ ở Đắc Nông, hay bạt ngàn hoa cúc ở Bình Phước.

Trên hành trình, anh cũng dừng lại trò chuyện với nhiều người. Có bác xe ôm rất háo hức nghe điện thoại của vợ nhưng từ chối về sớm đón Tết, vì chưa có tiền. Anh chia sẻ với cô lao công đang lầm lũi làm việc giữa phố đêm, khi xung quanh, tấp nập người đi chơi, sắm Tết. Một thanh niên miền Bắc, lang thang ở trời nam vào những ngày cuối năm đột nhiên đến tâm sự với Hà. Anh tặng lại chiếc túi ngủ, 6 thanh lương khô còn trong balo, khi nghe người lạ nói chưa biết ăn gì, ở đâu khi mặt trời lên... "Những cuộc gặp gỡ như vậy, giúp tôi trân trọng hơn những gì mình đang có", anh nói.

Vui đùa cùng các em nhỏ gặp trên đường.

Vui đùa cùng các em nhỏ gặp trên đường.

21h ngày 22/1, Hà có mặt ở thị trấn Hai Riêng, Phú Yên, cách nhà ở thôn Mỹ Bình, Sơn Thành Đông, Tây Hòa khoảng 25 km mà số tiền 100.000 đồng mang theo chưa dùng hết. "Tôi còn một cuộc hẹn với các bạn mới quen trên Facebook mời cà phê, nên xế chiều mới đến nhà", anh dự kiến.

Ở thôn Mỹ Bình, gia đình Trung tâm dịch thuật Hà vẫn đang háo hức đợi anh. "Gà, lợn đã sẵn sàng để mừng ổng về. Ổng từ bé đã ham vui, hay rủ rê tôi vào rừng chơi, bị ba mẹ đánh hoài. Năm ngoái ổng đi bộ từ nam ra bắc, nên giờ nhà tui cũng không lạ tính ổng nữa. Ngày mai mới 29, nhưng anh tui về, gia đình đầy đủ là có Tết", Hồ Quang Hậu, em út của Hà nói.

Phạm Nga

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét