Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

Nữ thẩm phán bị tạt axit và hành trình trở lại đời thường

Nữ thẩm phán bị tạt axit và hành trình trở lại
 
 
Nữ thẩm phán bị tạt axit và hành trình trở lại

Sáng 27 Tết, bà Loan đang tất bật hoàn thành nốt công việc cuối năm thì điện thoại reo. "Mời cô mùng 8 Tết về Bắc Giang giao lưu cùng các bệnh nhân bỏng", dòng tin ngắn ngủi gửi đến từ Hải, cô gái 35 tuổi song đã phải "chiến đấu" qua nhiều ca phẫu thuật đến nỗi không nhớ nổi để cứu vớt phần nào ngoại hình sau khi bị tẩm xăng đốt.

Hải là một trong số rất nhiều nạn nhân được bà Loan truyền cảm hứng chữa trị trong suốt 15 năm qua. "Cố lên cháu, sau lần này nữa thôi là sẽ được như cô bây giờ", bà Loan thường nói với Hải và nhiều người khác như vậy trước mỗi ca họ phẫu thuật.

Bà Loan, 55 tuổi, hiện là phó tổng biên tập Tạp chí Toà án nhân dân. Tốt nghiệp đại học Luật, bà Loan về công tác ở TAND quận Hai Bà Trưng, Hà Nội khi 24 tuổi. 16 năm sau, khi bà Loan đang được quy hoạch làm Phó chánh án thì bị tạt axit trước cửa nhà. Hung thủ là nguyên đơn trong một vụ án dân sự về tranh chấp đất đai bà xử trước đó.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan. Ảnh: Phạm Dự.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan. Ảnh: Phạm Dự.

Sau 61 ngày cấp cứu mới biết mình thoát chết, bà Loan nhận kết luận bị thương tật 61% vĩnh viễn. Là người lạc quan nên khi bác sĩ khuyên chỉ giữ được đôi mắt sáng, bà vẫn quyết tâm phải được nhiều hơn thế.

Đồng hành cùng bà Loan trong suốt 43 ca phẫu thuật ở Việt Nam và Singgapore là chồng, người mà bà cho rằng "phải được đưa vào sách đỏ". Hai người quen biết từ thời học phổ thông rồi bén duyên nên có sự thấu hiểu lẫn nhau.

Khi chồng định làm theo lời bác sĩ đập hết gương trong nhà để vợ khỏi tự ti, bà đã ngăn cản. Bà Loan nói "phải đối diện với thực tại" thì mới có thể vươn xa ở tương lai. Hơn 10 năm trước, bà luôn dành ra 6 tiếng mỗi ngày để ngồi trước gương tập luyện dãn cơ bằng cách há miệng, nhau mày, nghiêng đầu. Bên cạnh việc tập theo giáo án của bác sĩ, bà còn tự đọc sách để tìm ra các phương pháp chữa trị khác nhau.

Nhiều lúc bà Loan cảm giác khuôn mặt mình giống như một bức tượng điêu khắc, được các bác sĩ cắt gọt không chừa một chỗ.

Vừa nhận tin báo đỗ cao học thì bị tạt axit nên bà Loan phải bảo lưu. Một năm sau, bà đăng ký học trở lại và xen kẽ giữa các đợt học là những ca phẫu thuật, có ca kéo dài đến hơn 12 tiếng. Tuy vậy bà luôn sắp xếp thời gian phẫu thuật hợp lý để không ảnh hưởng đến học tập. Để tránh những ánh mắt dò xét của mọi người xung quanh, bà Loan tự thiết kế cho mình bộ quần áo theo kiểu phụ nữ Hồi giáo che kín mít. Có lần thầy giáo tưởng là người nước ngoài nên hỏi bà nghe tiếng việt có hiểu không khiến cả lớp cười ồ lên.

"Tôi chưa một lần nhắc đến kẻ đã tạt axit mình. Tôi thấy nhiều nạn nhân mất nhiều công sức thù oán, đấu tranh với kẻ đã hại mình để rồi tất cả đều đau khổ. Hơn nữa có đấu tranh cũng không làm mình lành lặn như trước. Với suy nghĩ đó của tôi, chồng và hai con cũng không bị nhồi vào đầu những suy nghĩ tiêu cực", bà Loan nói.

Bà Loan (phải) trong bộ trang phục Hồi giáo che kín mặt để đi học. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Bà Loan (phải) trong bộ trang phục Hồi giáo che kín mặt để đi học. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trung tâm dịch thuật 9 năm điều trị, chưa một lần bà Loan rơi nước mắt vì đau hay tuyệt vọng. Lần duy nhất bà khóc bởi con gái vào viện mà không nhận ra mẹ. "Vừa nhìn thấy tôi, con gái thứ hai khóc thét lên. Nó nói cô không phải mẹ Loan xinh của con. Vài phút sau khi bỏ chạy vào nhà vệ sinh gào khóc, tôi tự trấn tĩnh, quay lại thủ thỉ nói chuyện để con gái nhận ra giọng mẹ".

Quyết tâm trở lại công việc thẩm phán xét xử nhưng bất thành, nên bà Loan được sắp xếp nghiên cứu chuyên môn ở Viện khoa học xét xử - TAND tối cao. Thời gian đó bà cùng tham gia xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và nhiều thông tư hướng dẫn liên quan. Sau 2 năm, bà được luân chuyển về vị trí bây giờ.

Không muốn nhiều người gặp hoàn cảnh như mình phải dừng lại, bỏ phí tương lai, bà Loan không từ chối hướng dẫn phục hồi bất kỳ ai và cũng chưa từng hỏi một nạn nhân nào tại sao bị như vậy. "Tôi rất kỵ khi nhắc về những điều tồi tệ đã xảy ra. Tôi chỉ muốn giúp họ có suy nghĩ tích cực và điều quan trọng nhất là truyền đạt lại các phương pháp điều trị khoa học tôi đã từng được các bác sĩ đầu ngành chỉ dạy", bà Loan chia sẻ.

"Tôi bị chồng tẩm xăng đốt cách đây 6 năm, thương tật 95%, hoại tử hai bàn tay. Trong lúc tuyệt vọng nhất, muốn buông xuôi tất cả thì được cô Loan truyền cảm hứng để vươn lên. Tôi được cô chỉ dạy nhiều cách tập phục hồi và gieo nhiều suy nghĩ tích cực. Bây giờ tôi đã tự làm việc để nuôi sống bản thân và hai con nhỏ", Nguyễn Thị Hải (35 tuổi, Bắc Giang) nói.

Hiện bà Loan chỉ còn bốn tháng là nghỉ hưu. Bà muốn tranh thủ quãng thời gian ít ỏi này để cống hiến hết mình cho công việc. Bà sau đó sẽ lui về chăm sóc chồng con và giúp đỡ nhiều người không may bị rơi vào hoàn cảnh éo le như bà để họ "vượt lên chính mình".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét