Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

'Nhân viên nhảy việc, lỗi đầu là do sếp'

Tình trạng nhảy việc tràn lan là do những người quản lý nhân sự của các công ty không làm hết trách nhiệm. Khi tuyển người mới, bạn có hỏi về kinh nghiệm của họ (đã trải qua công ty nào) không? Tại những công ty đó làm việc bao lâu? Vì sao nghỉ việc? Bạn có đến tận những công ty đó để dò hỏi xem người đó nghỉ việc như nào, có đúng hợp đồng lao động không?

Hợp đồng lao động (HĐLĐ) nói chung bao giờ cũng có điều khoản nghỉ việc. Trong điều khoản đó bao giờ cũng có mục phải báo trước một tháng và bàn giao công việc hoàn tất. Hoặc, đơn giản là người đó có quyết định đồng ý cho nghỉ việc có chữ ký của người phụ trách nhân sự. Những người tự ý nghỉ việc không đúng HĐLĐ, nói xin lỗi, nếu mà ở Tây thì sẽ chả có công ty nào nhận đâu. Coi như là người đó đã bị xã hội bài trừ vì không tuân thủ luật. Đó là chưa nói những công ty to có ban bệ đầy đủ, họ sẽ mướn luật sư kiện người lao động nghỉ việc không đúng luật.

Dính phải cái "lý lịch đen" ấy, trừ phi làm việc bất hợp pháp, chả nơi nào nhận vào làm. Khi bạn tuyển người, bạn lười kiểm tra ứng viên những tiêu chí như trên, tất yếu bạn sẽ nhận được những lao động kém chất lượng, đứng núi này trông núi nọ, chưa có cống hiến gì đã đòi hỏi đãi ngộ, làm việc không đạt năng suất hở tí là kêu lương thấp... Nhân viên của bạn tự ý nghỉ việc như thế chứng tỏ trình độ quản lý của bạn rất thấp. Bạn cho rằng Trung tâm dịch thuật làm quản lý ai làm chả được không cần học hành gì sao? Đây là 4 kỹ năng cơ bản mà mọi người làm công tác quản trị buộc phải có:

1 – Giao việc. Giao đúng người đúng việc. 2 – Giám sát. Giám sát tiến độ công việc, đề ra định mức năng suất, đưa ra các phương án điều chỉnh khi xảy ra sự cố phát sinh. 3 – Kiểm soát. Kiểm soát chất lượng công việc, đánh giá thái độ làm việc, mức độ gắn bó với công việc của nhân viên. 4 – Khen thưởng, kỷ luật. Khen thưởng đúng nơi, kỷ luật đúng chỗ, không vi phạm luật lao động.

Người quản trị giỏi hay dở, người ta chỉ cần đánh giá 4 kỹ năng này thôi. Tuyển CEO, người ta cũng chỉ hỏi xoáy vào 4 kỹ năng này. Những người làm quản trị này nói cho cùng cũng chỉ là người làm công ăn lương cấp cao mà thôi, không phải ông chủ đâu nhé. Ông chủ không quan tâm nhân viên làm việc như nào, mọi việc ông chủ chỉ hỏi cái anh quản trị này.

Nếu bạn là ông chủ lớn, bạn phải thuê những người này làm việc cho bạn. Mỗi chuyên ngành đều có bộ môn quản trị riêng, những người quản lý chuyên ngành này được gọi là CEO (ta thường gọi là giám đốc điều hành). Quản lý tất cả các CEO là tổng giám đốc. Tổng giám đốc có thể là đích thân ông chủ cũng có thể chỉ là người làm công ăn lương do ông chủ trực tiếp bổ nhiệm.

Nếu công ty bạn chỉ là công ty nhỏ thì bạn phải tự đi học tất cả những kỹ năng cần thiết của người làm quản trị. Học là một chuyện, áp dụng ra sao cho phù hợp với điều kiện của công ty phải do bạn tự sáng tạo ra. Bởi vậy người ta mới nói đùa "quản trị là bộ môn nghệ thuật thứ 8".

Với công ty to, CEO mảng nào phụ trách mảng đó. Với công ty nhỏ, CEO phải quản lý toàn bộ và đương nhiên CEO cũng chính là ông chủ. Có người nói làm ông chủ thì không cần phải học hành gì. Đúng và sai. Đúng là ông chủ không cần phải học đến mức lấy bằng cấp. Sai là ông chủ phải học những cái cốt lõi nhất của từng loại bằng cấp để biết làm sao tổ chức và vận hành công ty. Ví như chuyên ngành tài chính, bạn là ông chủ thì bạn chỉ cần biết đọc báo cáo tài chính, biết các nguyên tắc cân đối tài chính. Thế thôi, còn người học để lấy bằng thì họ phải học đủ thứ râu ria dây nhợ trong đó.

Ông chủ học là để biết còn người làm công ăn lương học là để làm. Ông chủ mà cái gì cũng không biết thì ông chủ đó đem vốn của mình ra nuôi người làm công chứ không phải là thuê người làm công làm lợi cho mình. Quan hệ giữa ông chủ và người làm công là quan hệ hợp tác. Ông chủ quản lý tồi, ưa nịnh, bổ nhiệm không đúng người, không biết đề ra nguyên tắc ứng xử chung, không biết đánh giá nhân viên.... dẫn đến trả lương thưởng không công bằng thì mức độ trung thành của nhân viên cũng kém đi.

Mục tiêu hàng đầu của ông chủ là lợi nhuận, tình cảm gì đó (bao gồm cả người thân thích ruột thịt) là ném sang một bên. Người thân thích ruột thịt không làm được việc thì cho nó ở nhà ăn chơi đàng điếm cũng chả sao, đưa nó vào công ty chả hóa ra muốn làm loạn tổ chức của công ty?

Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .

Lâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét